1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao- cân nặng của trẻ
Yếu tố gien di truyền
Khi đứa trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Họ còn tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology). Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền.
Dinh dưỡng và môi trường sống
Bạn có biết, ngoài gien di truyền, chiều cao cân nặng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản, yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Chẳng hạn, sự suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.
Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể bắt kịp sự phát triển mà đáng lẽ bé phải đạt được trước đó. Do đó, bạn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để con yêu có thể cải thiện chiều cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.
2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 - 10 tuổi chuẩn nhất
Đối với mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có mức tăng trưởng chiều cao và cân nặng khác nhau và đặc biệt có sự khác nhau về giới tính. Bé trai và bé gái có các mức tăng trưởng khác nhau vì vậy cân nặng chuẩn của bé trai và cân nặng chuẩn của bé gái cũng có chênh lệch. Và đặc biệt cần biết cách đo đúng để xác định được chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ. Cách đo cụ thể như sau:
- Cố định thước đo chiều cao vào tường hoặc dùng thước dời. Thước phải vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 phải sát sàn.
- Để bé đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường, đầu, vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường, mắt nhìn theo hướng phía trước, 2 tay xuôi theo thân.
- Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu trẻ, vuông góc với thước đo.
- Đối với cân nặng, cần trừ đi lượng quần áo. Đối với trẻ sơ sinh trừ từ 200 - 400g. Đối với trẻ lớn hơn tùy vào mùa và số lượng quần áo mặc trên người trẻ để trừ đi.
Sau khi có được số đo về chiều cao và cân nặng của trẻ, các mẹ hãy gióng theo cột tháng tuổi và giới tính của trẻ để xác định sự phát triển của trẻ đang bình thường hay bất thường. Dưới đây là bảng cân nặng của trẻ và chiều cao chuẩn từ 0 - 10 tuổi:
Ghi chú: SD là viết tắt của từ standard deviation, tức là sự lệch chuẩn.
WHO đánh dấu:
- (-)SD: lệch chuẩn dạng thiếu cân
- M: Đạt chuẩn
- (+)SD: lệch chuẩn dạng thừa cân
Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, +2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.
Đối với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những mốc quan trọng, đặc biệt từ 0 - 12 tháng tuổi các bố mẹ cần đặc biệt chú ý. Để đảm bảo tốt nhất, các bố mẹ nếu phát hiện bất thường nào của trẻ nên tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và có cách chăm sóc trẻ phù hợp nhất.