Bé trai 8 tháng tuổi nuốt phải kim băng vào bụng, gia đình hoảng loạn: Làm gì khi con hay cho đồ vào miệng?

09:20, Thứ sáu 29/10/2021

( PHUNUTODAY ) - Cho đồ vào miệng là cách trẻ khám phá thế giới nhưng chính điều này lại mang đến cho trẻ một mối nguy hiểm lớn.

Mới đây, bé Xiao Pengpeng, 8 tháng tuổi đã nuốt phải một chiếc kim băng khi đang chơi ở nhà. Sau khi được đưa vào Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thanh Đảo, Trung Quốc, kết quả chụp CT cho thấy đầu chiếc kim băng đã bị bung ra và  đã găm vào vị trí rất nguy hiểm, nằm ở thực quản và cột sống ngực.

Do kim băng ở trạng thái mở, có thể khi trẻ di chuyển khi thay đổi tư thế cơ thể, thực quản của bé lại nhỏ nên đầu kim có thể làm xước thực quản bất cứ lúc nào, gây chảy máu, thậm chí thủng thực quản gây thủng trung thất và khoang ngực, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Ê-kíp khoa tiêu hóa của bệnh viện lập tức tổ chức hội chẩn phẫu thuật lồng ngực, sau khi xác định rõ vị trí của chiếc kim băng, các chuyên gia quyết định mổ nội soi cho bé để thăm dò, nếu xảy ra biến chứng thì sẽ bố trí phẫu thuật điều trị ngay.

Sau khi gây mê toàn thân để đặt nội khí quản, ê-kíp khoa tiêu hóa đã tiến hành nội soi dạ dày cho bệnh nhi. Sau khi bác sĩ mổ ống soi dạ dày mỏng của bệnh nhi vào thực quản, không thấy dị vật, tiếp tục soi vào kính hiển vi thì thấy đầu kim băng đã rơi vào dạ dày gần lỗ môn vị, đầu nhọn cắm vào lỗ môn vị.

Rất may cho cháu bé là gim không đi vào đường ruột, niêm mạc thực quản và dạ dày của cháu bé không bị tổn thương và thủng. Theo kế hoạch trước phẫu thuật, đầu tiên bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa “kéo” chiếc kim băng vào dạ dày bằng kẹp dị vật, cuối cùng chiếc đinh kim băng được lấy ra thành công qua nội soi dạ dày. Quá trình mổ diễn ra chưa đầy 5 phút. Em bé đã an toàn.

Những vật gì khiến trẻ muốn cho vào miệng

Khi chăm trẻ nhỏ, người lớn phải hết sức cẩn thận. Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách sờ, nắm hay cho đồ vào miệng để xem vị của chúng ra sao. Một số vật điển hình mà trẻ có thể cho vào miệng là: Côn trùng; Quả, hoa, lá và các bộ phận cây khác; Cát, bụi bẩn, bùn; Phân động vật; Mẩu thuốc lá; Pin, đồng xu, các chi tiết nhỏ của đồ chơi hay bất cứ vật nhỏ vụn nào; Thuốc và các dược phẩm khác; Chất tẩy rửa, các chất hóa học làm vườn và vệ sinh nhà cửa.

Làm gì để ngăn trẻ cho đồ vào miệng

Khi thấy trẻ có ý định cho đồ vào miệng, cha mẹ nên nhẹ nhàng giải thích rằng những vật đó không ăn được. Bé còn quá nhỏ để bạn có thể an tâm hoàn toàn rằng con sẽ hiểu và làm theo. Thậm chí nếu con lớn hơn thì bé cũng không dễ gì tuân theo mọi điều bạn nói nên hãy cứ để con tự bỏ đi thói quen này dần khi khôn lớn.

Khi trẻ đang trong giai đoạn khám phá thế giới thì cách tốt nhất là bố mẹ cho trẻ cầm trong tay những vật vô hại như đồ ăn vặt, đồ chơi hay miếng vải sạch để khi muốn, con có thể cho vào miệng. Quan trọng nhất là bố mẹ phải luôn quan sát bé, giữ cho khu vực vui chơi của trẻ sạch sẽ và an toàn khỏi những tác nhân độc hại.

Cha mẹ nên tránh cho trẻ mặc quần áo có vật nhỏ để tránh trường hợp trẻ nuốt nhầm. Đồng thời phụ huynh cần cất kỹ các vận dụng nhỏ trong nhà để đề phòng tai nạn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy