Chỉ ăn món ăn chế biến bằng rượu bia thì hơi thở có lên nồng độ cồn không?

12:33, Thứ hai 11/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Nồng độ cồn trong hơi thở tùy thuộc vào lượng rượu bia tiêu thụ, vậy với việc dùng để nấu nướng thông thường thì sao?

Câu chuyện nồng độ cồn gần đây khiến nhiều người quan tâm bởi đó không chỉ là câu chuyện sức khỏe mà còn là chuyện tham gia giao thông, sự an toàn trên đường đi và cả những liên quan tới quy định của nhà nước. 

Dư luận xôn xao về việc nồng độ cồn do ăn uống thực phẩm. Trên thực tế có nhiều món ăn được chế biến từ rượu bia. Dùng rượu bia rửa cá, hải sản, ướp thịt hấp nấu như nấu các món thịt bò, gà, chân giò om, hải sản hấp... Những món sử dụng rượu bia làm gia vị để chế biến thì đều có thể khiến hơi thở có cồn. Ví dụ một số món ăn như cá chép hấp bia, lẩu bò nhúng giấm, bò sốt vang; món dùng rượu mạnh, rượu vang để chế biến như gà, chân giò hầm rượu thì sau khi ăn trong hơi thở sẽ có cồn. 

Dùng rượu bia nấu ăn có thể để lại nồng độ cồn trong hơi thở

Dùng rượu bia nấu ăn có thể để lại nồng độ cồn trong hơi thở

Đó là vì với lượng rượu bia tùy theo ít nhiều khi ướp và chế biến thì chúng có bay hơi đi so với việc uống trực tiếp nhưng vẫn còn cồn trong thực phẩm. Bởi thế việc hơi thở có lên nồng độ cồn sau khi ăn những món ăn này thì tùy thuộc vào việc dùng bia rượu nhiều hay ít để nấu và người ăn đã ăn nhiều hay ít những món đó.

Mặc dù tiêu thụ những thực phẩm này không ảnh hưởng đến điều khiển phương tiện giao thông nhưng vẫn khiến hơi thở có nồng độ cồn.. Khoảng 30 phút sau khi ăn hoặc khi uống nhiều nước lọc, cơ thể sẽ đào thải hết cồn và thời gian cũng như tốc độ đào thải tùy thuộc sức khỏe từng người.

Hơn nữa cách ăn uống của mỗi người cũng ảnh hưởng tới việc đào thải nồng độ cồng khỏi cơ thể. Người ăn rất nhiều thực phẩm khác rồi mới uống bia ăn thực phẩm hấp rượu bia thì  khi đó, bia được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.

Thời gian đào thải cồn khỏi cơ thể ở mỗi người là khác nhau tùy vào cách ăn uống, thể trạng

Thời gian đào thải cồn khỏi cơ thể ở mỗi người là khác nhau tùy vào cách ăn uống, thể trạng

Theo quy định, khi bạn lái xe tham gia giao thông, nồng độ cồn phải bằng 0. Nếu bạn ăn thực phẩm hấp bia, rượu và lực lượng chức năng thổi nồng độ cồn, bạn có thể xin thổi lại sau 15 phút nghỉ ngơi, uống thêm nước.

Để tính xem cơ thể đã nạp bao nhiêu đơn vị cồn, bạn có thể tham khảo thông tin sau: Một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn tương ứng với: 1 chén rượu mạnh 40 độ (30ml), 1 ly rượu vang 13,5 độ (100ml), 1 vại bia hơi (330ml), hoặc 3/4 chai (lon) bia 5% (330ml). Tùy vào lượng uống sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn. Người khỏe mạnh bình thường thì cứ sau một tiếng, gan sẽ đào thải được một đơn vị cồn. Những người chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Sau khi gan đào thải hết cồn nhưng trong máu cần thêm một khoảng thời gian nữa để sạch cồn

Các chuyên gia nhận định không thể tính toán tuyệt đối thời gian đào thải cồn vì tùy vào cơ thể mỗi người và cách ăn uống. Khuyến cáo tốt nhất là không lái xe khi uống rượu để tránh các rủi ro cho chính bản thân và cả những người khác.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên