Ngủ trưa giúp cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, nạp năng lượng để có một buổi chiều học tập hiệu quả hơn. Từ khi Tiểu Mi còn nhỏ, mẹ của bé đã luôn rất quan tâm đến điều này. Nhưng dù là ngày hay đêm, Tiểu Mi luôn gặp khó khăn khi bắt đầu vào giấc ngủ.
Tiểu Mi lên 3 tuổi bắt đầu được mẹ gửi đến một trường mẫu giáo gần nhà. Trước khi cho con nhập học, mẹ Tiểu Mi cũng đã cho cô giáo biết tình hình của con: con nghịch ngợm, hoạt bát nên ở nhà thường trốn giấc ngủ trưa. Vậy nên mong muốn dưới sự rèn giũa của cô giáo Tiểu Mi sẽ được cải thiện.
Sau một thời gian đi lớp, khi về nhà Tiểu Mi rất hợp tác khi ngủ trưa. Ở trường, bé luôn được cô giáo khen “ăn hết suất, ngủ rất ngon”. Mẹ Tiểu Mi lúc này cảm thấy biết ơn cô giáo vô cùng nhưng cũng vẫn rất tò mò về cách dỗ trẻ ngủ của cô giáo.
Vậy nên vào một buổi trưa cuối tuần, mẹ Tiểu Mi lấy lý do mang gối ra cho con gái để xem cách cô đã cho các bé ở lớp ngủ thế nào mà dễ dàng đến vậy. Khi mẹ Tiểu Mi đến gần cửa lớp thì nghe thấy giọng nói bên trong vang ra: “Cô đếm đến 3, tất cả các bạn phải nhắm mắt lại nhanh lên. Ai mà còn cựa quậy là ăn đòn”.
Nghe cô giáo dọa nạt các con như vậy, mẹ Tiểu Mi vô cùng tức giận. Mẹ Tiểu Mi đem chuyện này phàn nàn với cô giáo và nhà trường về cách ép học sinh ngủ trưa đầy cực đoan đó. Bà cho rằng đây là điều không thể chấp nhận được. Mặc dù hiệu trưởng và cô giáo đã lên tiếng xin lỗi nhưng mẹ Tiểu Mi vẫn quyết xin chuyển trường cho con gái vì lo sợ bé sẽ bị ảnh hưởng tinh thần lớn.
Chắc hẳn cha mẹ đều hiểu giấc ngủ trưa quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngủ trưa giúp não bộ của trẻ được nghỉ ngơi và trẻ sẽ tỉnh táo để có thể thu thập thông tin, nắm bắt và đưa ra những phán đoán tốt hơn. Nói cách khác, ngủ trưa sẽ giúp trẻ có một trí nhớ tốt, thông minh hơn.
Nhưng với một số trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể không nhất định phải ngủ trưa.
Thời gian ngủ ban ngày của trẻ phản ánh sự trưởng thành của các dây thần kinh của trẻ. Khi não bộ của trẻ trưởng thành, chúng không còn cần phải giống như trẻ sơ sinh nữa. Vì vậy, nếu con bạn đã quen với việc không ngủ trưa mà vẫn có tinh thần tốt, tâm trạng vui vẻ, không ảnh hưởng tới sự thèm ăn thì không có gì phải quá gượng ép. Điều này có thể là do các dây thần kinh não đã phát triển trưởng thành hơn, bước vào chế độ ngủ 1 pha như người lớn.
Tất nhiên một số trẻ bị rối loạn giấc ngủ và không ngủ trưa thì lại có thể liên quan đến vấn đề phát triển thần kinh. Đứa trẻ này không giống các bạn phát triển bình thường. Chúng sẽ thiếu tập trung, cáu kỉnh, không dễ xoa dịu.
Vậy làm thế nào để rèn thói quen ngủ trưa cho trẻ?
Muốn trẻ ngủ trưa đúng giờ, cha mẹ phải lên lịch công việc và chế độ nghỉ ngơi của trẻ thật khoa học. Cha mẹ lưu ý rằng các vấn đề như ăn uống, vệ sinh của con phải xong xuôi trước khi con ngủ khoảng nửa tiếng.
Đối với trẻ không thích ngủ trưa, có thể sẽ ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt của cha mẹ. Muốn con dễ ngủ hơn cần phải có môi trường ngủ đủ tốt, điều đầu tiên là yên tĩnh, gọn gàng, cửa phòng ngủ nên được đóng lại. Trong môi trường này trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có tư thế tiếp nhận đây là không gian để nghỉ ngơi.
Tốt nhất là không nên để bất cứ đồ ăn nào trong phòng ngủ vì điều này đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ của trẻ và trẻ sẽ không ăn xong rồi đi ngủ, có thể ảnh hưởng tới rằng lợi. Thay vào đó, cha mẹ có thể đặt 1, 2 quyển truyện cổ tích, truyện tranh để cùng trẻ xem trước khi ngủ.