Người Nhật có những nguyên tắc riêng trong nuôi dạy con cái. Trẻ em Nhật Bản từ nhỏ đã rất thông minh, tự lập được nhiều cha mẹ Việt Nam thích thú. Muốn dạy con theo phong cách người nhật, bạn có thể tham khảo các cách sau của họ nhé.
Cho trẻ vận động thật nhiều
Trẻ em rất giàu năng lượng. Cho trẻ vận động theo nhu cầu của bé giúp trẻ phát triển tối đa kỹ năng và năng lượng. Trẻ em Nhật thường được cho đi bộ thay vì một bước là lên xe. Cha mẹ cũng không bế ẵm nhiều để con được vận động. Theo phát triển tự nhiên trẻ rất thích vận động, nhất là ở độ tuổi lên 2. Do đó hãy để trẻ được phát triển và vận động, đừng sợ con mệt. Trẻ em Nhật từ 2 tuổi thường được cho đi bộ để giúp phát triển thể chất và trí não. Vận động không chỉ giúp phát triển thể chất mà giúp phát triển cả trí não. Thậm chí trẻ em Nhật được tập cho đi trên đường không bằng phẳng hoặc lên xuống cầu thang. Mục đích là để trẻ rèn thêm kỹ năng tốt hơn.
Không nói về những đứa con của mình
Người Nhật thường giữ sự riêng tư, ít tự ý chia sẻ thông tin về con mình trừ người thân cận. Tất cả những gì họ quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng không. Họ không bao giờ khoe khoang con của mình với người khác. Nhưng điều này không có nghĩa là áp lực việc học, tài năng của con cái là không có. Việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để vào các trường top đầu.
Chú trọng chuyện cổ tích
Cha mẹ Nhật Bản chú trọng cho con nghe chuyện cổ tích bởi họ tin rằng thế giới thần thoại là chất liệu và niềm cảm hứng cho con. Trẻ em được lớn lên trong thế giới tưởng tượng, chúng sẽ giàu cảm xúc và trí sáng tạo hơn.
Dạy trẻ cách tập trung
Tập trung là một yếu tố quan trọng cho trẻ phát triển, tiếp thu thông tin kiến thức. Sự mất tập trung khiến trẻ khó tiếp thu những cái mới, trí nhớ kém và con khó có khả năng sáng tạo. Cha mẹ Nhật dạy con tập trung từ sớm từ bài học màu sắc. Trẻ được nhìn màu sắc từ sớm, lúc đầu là màu caro đen và trắng. Khi lớn hơn trẻ học phân biệt màu. Màu sắc giúp trẻ tập trung và phát triển thị giác tốt hơn. Thông qua bài học về màu sắc trẻ còn phát triển thêm về trí não.
Trẻ 2 tuổi được tập trung ngôn ngữ
Trẻ 2 tuổi có nhu cầu vận động cũng như giao tiếp rất cao. Lúc bắt đầu trẻ bập bẽ tập nói là lúc trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Do đó cha mẹ cần nắm bắt thời điểm này để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cha mẹ Nhật sẽ thường xuyên nói chuyện khuyến khích con trong giai đoạn này. Có nhiều cách để cha mẹ và con cái cùng chơi trò ngôn ngữ như hỏi con về những gì diễn ra, tạo câu hỏi để con tư duy ngôn ngữ. Khi trẻ 2 tuổi cha mẹ nên mua sách có hình ảnh và đọc to phần nội dung cho con nghe, chúng hào hứng bạn càng nên đọc nhiều. Trẻ 2 tuổi đặc biệt thích câu chuyện nguyên kết quả nên bạn hãy dạy con về điều đó sẽ giúp con ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ nếu sợ bé bị nóng khi sờ tay vào nước nóng, hãy nói Đừng sờ vào nước nóng nhé, con sẽ bị bỏng. Tuy nhiên cần tránh tư duy theo cách cánh cửa đã làm con mẹ đau, cái bàn khiến bé đau, vì đó không đúng bản chất và điều đó cũng không tốt cho nhận thức về trách nhiệm của trẻ.
Tạo ra hoàn cảnh gian khổ để học cách chia sẻ
Có câu chuyện về người phụ nữ tên Hideko thường chỉ mua cho hai đứa nhỏ một cây kem. Đối với một cây kem này, việc ai cầm, ai ăn trước, ai cắn được miếng lớn hơn là điều khiến hai đứa trẻ thường xuyên tranh cãi. Hideko thường không lên tiếng, chỉ im lặng nhìn xem bọn trẻ xử lý, chỉ khi một trong hai đứa trẻ có biểu hiện quá khích mới can thiệp.
Bà mẹ Hideko đương nhiên mua được hai phần, thậm chí là hai phần thức ăn giống hệt nhau nhưng bà mẹ này cố tình tạo ra hoàn cảnh như vậy xem con mình giải quyết thế nào. Khi mọi người khao khát một thứ gì đó mà chỉ có một cái, họ sẽ xử lý ra sao? Nằm ăn vạ trên mặt đất, lăn qua lăn lại là có thể giải quyết vấn đề? Dù trong xã hội hay tại nhà trẻ, trường học, bọn nhỏ đều được tôn trọng, được cho phần ngang hàng, cơ hội chia sẻ càng ngày càng ít, cho nên, Hideko phải tận lực sáng tạo ra, tạo ra hoàn cảnh gian khổ để trẻ nhỏ học cách chia sẻ, nhường nhịn và tìm ra phương pháp tự mình giải quyết vấn đề.
Khen hành vi cụ thể của con
Cha mẹ Nhật không khen con chung chung kiểu con tôi giỏi lắm, con giỏi quá. Mà họ sẽ khen cụ thể con xúc cơm giỏi quá, con vẽ đẹp quá... Bởi hành động cụ thể khiến trẻ nhận thức rõ hơn bản thân để phát triển chính mình.
Không cho trẻ xem TV trước 3 tuổi
Cha mẹ người Nhật rất nghiêm khắc trong việc cho trẻ xem TV, hay các thiết bị di động bởi hình ảnh tâm thanh tivi tác động tới trẻ rất nhiều. Khi trẻ độ tuổi này đang tập trung phát triển ngôn ngữ não đang hình thành nếp nhăn nên không cho trẻ xem tivi là nguyên tắc cơ bản giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn.
Diễn tả hộ suy nghĩ của trẻ
Mọi người thường nói "trẻ 2 tuổi thật khó hiểu".Việc đó rất bình thường.
2 tuổi, bắt đầu giai đoạn tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ và tự xoay sở mọi việc. Vì thế khi người lớn nói "không", chúng phản kháng ngay lập tức. Khi muốn làm gì mà không được phép, chúng trở nên giận dữ. Đôi khi bé dậm chân, nhảy lên, cuộn tròn người trên sàn nhà như một cách biểu tình. Đó là dấu hiệu của sự không hài lòng.
Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào vị trí của con, và dạy chúng cách thể hiện ý kiến. Nếu bạn chỉ la mắng "tại sao con khóc", sẽ rất khó cho cả hai để vượt qua giai đoạn này. Nếu chúng có thể diễn đạt suy nghĩ và cảm nhận của mình bằng lời, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.
Cho phép tranh giành, để con tự tìm năng lực
Ngoại trừ tranh giành đồ ăn, tranh giành đồ chơi, trẻ nhỏ còn tranh chấp đủ loại đồ vật, thậm chí kể cả ngủ với mẹ. Bọn trẻ có thể tranh cãi nhau về điều này và bà mẹ Nhật thường không ngăn cản, cũng không giảng giải chị nhất định phải nhường em. Gia đình, cha mẹ có thể can thiệp nhưng ngoài xã hội thì không có công bằng hoàn toàn. Do đó cần để trẻ tự tìm ra năng lực của mình, nhận ra mình nhỏ bé và tuân theo quy tắc xã hội, thậm chí chấp nhận một vài quy tắc ngầm. Chúng phải tự vượt lên hoàn cảnh, càng không phục càng phải tự cố gắng.
Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
Con trẻ thường có nhiều điều ngô nghê nhưng cha mẹ Nhật rất kiên nhẫn trả lời con nhiều lần. Họ không ngại khi phải giải thích nhiều lần về một vấn đề cho bé.
Cổ vũ con mạo hiểm và thử nghiệm
Thông thường, những đứa trẻ thích mạo hiểm thì chỉ số thông minh đều tương đối cao, dù cho bị cấm cũng sẽ giấu cha mẹ làm những việc chúng muốn làm, thử nghiệm và khiêu chiến có thể mang đến sự phát triển càng lớn hơn. Vì thế cha mẹ đừng quá nghiêm khắc và lo sợ bảo vệ con. Trong phạm vi có thể kiếm soát được, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con thử nghiệm để cổ vũ chúng tìm tòi trải nghiệm. Bọn nhỏ bị thương không đáng sợ, sợ chính là chúng không học được làm sao đối mặt với tổn thương, khó khăn và thử thách.
Trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài
Trẻ phát triển chóng mặt ở giai đoạn 2-3 tuổi nên cha mẹ cần nắm bắt giai đoạn này, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của con. Những gì chúng học trong giai đoạn này sẽ trở thành con người chúng sau này. Giai đoạn 2 tuổi, được dạy tốt trẻ sẽ phát triển tốt hơn về sau. Giai đoạn 2 tuổi là giai đoạn tốt nhất về trí nhớ của trẻ. Vì thế ở tuổi lên 2, bạn cần giúp con phát triển trí nhớ nhiều nhất có thể. Ví dụ như: học cờ của các nước, các loại xe ô tô, các loài hoa…
Mọi thứ của người Nhật không phải đều tốt nhất, mỗi cha mẹ cũng có những quan điểm riêng trong nuôi dạy con cái. Tuy nhiên nếu bạn thực sự mong muốn con mình thông minh