Sau giai đoạn quan tâm tới IQ thì ngày nay EQ trở thành một chỉ số được nhiều người quan tâm khi nuôi dạy trẻ. EQ là chỉ số thể hiện cảm xúc trước sự vật sự việc, hiện tượng, là khả năng kiểm soát cảm xúc, khả năng sáng tạo. EQ càng cao, trẻ càng làm chủ được cảm xúc và nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân. Nhiều niềm tin gần đây cho thấy EQ có vai trò quan trọng vì điều đó ảnh hưởng tới sự tương tác, thể hiện vai trò bản thân trong tập thể, xã hội, gia đình. Thế nên nhiều cha mẹ ngày càng quan tâm tới chỉ số này cho con.
Từng hành động lời nói của cha mẹ hàng ngày trước mặt con đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển EQ của trẻ. Câu chuyện diễn ra gần đây diễn ra giữa hai bà mẹ, nếu trong trường hợp tương tự bạn sẽ làm gì và bạn có ý kiến thế nào về hành động này của hai bà mẹ?
Trong một lần đi ăn cùng con ở nhà hàng. Hai người phụ nữ gặp trường hợp tương tự nhau đó là đều thấy sợi tóc rơi vào đồ ăn của con nhưng hai người đã có phản ứng trái ngược nhau:
Bà mẹ thứ nhất khi thấy sợi tóc rơi vào đồ ăn của con, đã vội vàng tức giận với nhà hàng. Cô gọi nhân viên tới trong sự bực tức và chỉ trích tại sao lại có tóc trong đồ ăn, không hợp vệ sinh, hù dọa sẽ kiện ra tòa nếu không được giải quyết thỏa đáng. Bình thường nhiều người phụ nữ sẽ phản ứng như vậy vì đúng là nhà hàng để tóc lẫn trong đồ ăn là một lỗi và nhiều người cảm thấy sợ. Hơn nữa ở quyền lợi khách hàng chị có thể trách giận và đòi bồi thường. Tuy nhiên phản ứng mất bình tĩnh của người mẹ đó có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, khó tính và sẽ truy lỗi người khác, quen bắt lỗi hơn.
Người mẹ thứ hai thì nhẹ nhàng gắp sợi tóc ra, nói một cách bình tĩnh rằng: Có lẽ sợi tóc không may rơi vào đồ ăn, không ai muốn cố ý làm thế. Những người đầu bếp phải nấu rất nhiều món ăn cho mọi người, nên sơ suất này có thể thông cảm bỏ qua. Sau đó chị vứt sợi tóc ra và cho con ăn tiếp. Người mẹ thứ hai có lẽ nhẹ nhàng bao dung hơn, khiến người xung quanh có phần thích thú ngưỡng mộ. Chị giúp con mình hiểu được công sức của người khác, mở ra việc nhân ái và cảm thông. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sợi tóc lẫn trong đồ ăn rõ ràng là một lỗi an toàn thực phẩm mà nhà hàng nên có tinh thần trách nhiệm, việc bỏ qua như thế liệu cậu bé có bị ảnh hưởng tư tưởng dễ dàng quá không? Bao dung nhưng phải biết nhìn nhận trách nhiệm thì sẽ hay hơn?
Nếu bạn là người mẹ trong trường hợp này bạn sẽ hành xử ra sao? Và với hai người mẹ trên bạn đồng tình hơn với người mẹ nào? Phăng nên có phương án của người mẹ thứ ba, nói cho hiểu “lỗi” khi có sợi tóc, sau đó cho con biết cảm thông bao dung.