Cha mẹ nào cũng mong muốn con lớn lên khỏe mạnh, giỏi giang, thành đạt, có cuộc sống sung túc. Tuy nhiên, việc nuôi dạy một đứa trẻ không đơn giản, không phải lúc nào cũng đi theo ý muốn của cha mẹ. Giáo dục con cái còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Một nền giáo dục thành công không đi kèm với điều kiện vật chất mà gắn liền với 3 yếu tố quan trọng. Một nhà hội tủ đủ 3 điều kiện dưới đây, con cái có khả năng thành đạt cao.
Cha mẹ yêu thương nhau
Gia đình có cha mẹ yêu thương nhau thì con cái sẽ được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương. Như vậy, đứa trẻ sẽ có trái tim mạnh mẽ, ấm áp và tràn đầy tình yêu thương với những người xung quanh.
Trẻ lớn lên trong môi trường có cha mẹ yêu thương nhau sẽ có cái nhìn lạc quan, nhân hậu hơn về thế giới.
Khi được yêu thương, con cũng sẽ tự tin, rộng lượng, sẵn sàng chia sẻ tình yêu với người khác.
Với tâm thái như vậy, trẻ sẽ tạo dựng được các mối quan hệ tích cực. Khi đó, tương lai trẻ sẽ phát triển vững vàng hơn, đạt thành tựu cao hơn.
Gia đình có con cái và cha mẹ thấu hiểu lẫn nhau
Những đứa trẻ được cha mẹ dạy về sự thấu hiểu, đồng cảm với những người xung quanh thường có xu hướng thành công cao hơn khi trưởng thành.
Trong cuộc sống, gia đình luôn gặp phải những khó khăn, rắc rối nhất định. Nhiều áp lực đè nén khiến phụ huynh đôi khi cáu gắt, nổi giận vô cơ với con. Nếu cha mẹ không chia sẻ với trẻ, nói với trẻ về sự thấu hiểu thì khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ càng ngày càng rộng, con cái không thể thông cảm cho cha mẹ.
Nếu trẻ biết cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của cha mẹ, biết đồng cảm thì trong tương lai, con sẽ biết đối nhân xử thế nhẹ nhàng và tinh tế hơn.
Đây là điều khó, không phải ai cũng đạt được. Nếu học được, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích trên con đường phát triển của con.
Gia đình dám cho trẻ khám phá
Nhiều bậc cha mẹ muốn giữ con trong nhà để bảo vệ con từng ly từng tý. Tuy nhiên, điều này vô tình làm trẻ mất đi cơ hội khám phá thế giới xung quanh.
Để trẻ phát triển toàn diện, bé cần được tiếp xúc với thế giới xung quanh, khám phá những điều mới mẻ. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", trẻ càng được tiếp cận với thế giới rộng lớn, sự sáng tạo, lòng can đảm càng tăng.
Vì vậy, đừng ngại cho con khám phá thế giới, đừng lo sợ con mắc lỗi. Cha mẹ không thể bảo vệ son suốt đời. Vì vậy, hãy để trẻ học những thứ cần thiết, tự nhận ra sai lầm và khắc phục sai lầm đó.
Cha mẹ có thể theo dõi hoặc đồng hành cùng bước tiến của con, kích thích con phát triển khả năng tự lập. Trong tương lai, trẻ sẽ không còn cảm thấy bỡ ngỡ, lạc lối khi bước vào xã hội.
Tất nhiên, cha mẹ không thể nuông chiều con thái quá. Hãy từ chối những đòi hỏi vô lý của trẻ, để trẻ biết điều gì nên làm, điều gì không. Quá trình này đòi hỏi sự cứng rắn và chính phụ huynh cũng phải học tập, rèn luyện bản thân mình để làm được điều đó.