Ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, bạn cũng có thể cho con ăn sữa chua. Bạn có thể cho con ăn sữa chua trong hộp hoặc trộn chúng với trái cây hay sử dụng làm món salad trái cây tự chế. Bạn cũng có thể để chúng trên ngăn đá làm kem đông lạnh cho trẻ ăn vặt.
Sữa chua có chứa các sinh vật sống được gọi là men vi sinh giúp cân bằng tiêu hóa. Do đó, bé ăn sữa chua có thể giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy cũng như táo bón.
Ăn 7,9ml sữa chua hàng ngày sẽ giúp cơ thể nhận được lượng protein tương đương với khi bé ăn trứng, thịt. Điều này có nghĩa là sữa chua có thể giúp bé nhận được một chế độ ăn uống giàu protein mà không cần ăn thịt, trứng quá nhiều.
Những thực phẩm chứa protein rất tốt cho việc duy trì năng lượng của bé suốt cả ngày. Vì thế, cha mẹ trẻ nên cho con ăn sữa chua trong các bữa phụ để giúp trẻ nhận đủ năng lượng cần thiết.
Bên cạnh đó, 7,9ml sữa chua có chứa khoảng 400mg canxi. Vì thế, nếu cho con sữa chua mỗi ngày sẽ giúp bé phát triển toàn diện, nhất là hệ xương của bé thêm chắc khỏe.
Theo một số chuyên gia, sữa chua có thể thêm vào chế độ ăn uống bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi. Sữa chua khá lý tưởng cho bé bởi vì không cần phải nhai.
Cách tập cho bé ăn sữa chua:
Bước 1
Chọn những loại sữa chua mà bạn định giới thiệu cho con. Lựa chọn tốt nhất là loại sữa chua ít đường và được làm bằng sữa nguyên chất (các bé cần sữa nguyên chất để phát triển).
Nếu bạn chọn sữa chua hương vị hoa quả, hãy thử một với một loại quả mà bé từng được ăn vì nó có thể giúp bé dễ hấp thu. Bạn cũng có thể chọn sữa chua trắng và trộn đều sữa chua trong một số hoa quả đóng hộp cho bé.
Bước 2
Đặt bé vào ghế ăn. Các bé nên ngồi ăn thay vì nằm xuống để tránh nghẹt thở. Bạn nên đề phòng bé sẽ gây vương vãi.
Bước 3
Chuẩn bị cho ăn sữa chua. Ngay cả khi bạn nghĩ bé có thể ăn hết cả hộp sữa chua thì cũng nên múc một lượng sữa chua vừa phải ra cốc và cho bé ăn. Điều này ngăn cản vi khuẩn phát triển trong sữa chua từ nước bọt của bé. Sữa chua nên được bảo quản lạnh để tránh hư hỏng. Khi pha trộn với một số loại quả khác, cần khuấy đều sữa chua lên.
Bước 4
Đưa thìa sữa chua vào miệng của bé với số lượng nhỏ. Cho quá nhiều sữa vào thìa sẽ gây lộn xộn và có thể che đầy miệng em bé của bạn, bé sẽ không muốn cố gắng nuốt quá nhiều cùng một lúc. Nên sử dụng một cái thìa dành cho bé bởi vì nó sẽ phù hợp với miệng của bé hơn.
Bước 5
Dừng lại khi bé của bạn muốn thế. Khi không muốn ăn, bé sẽ năng quay đầu hoặc từ chối mở miệng. Đừng cố gắng ép bé ăn nhiều hơn bé muốn bởi vì điều này có thể làm bé sợ hoặc dẫn tới tăng cân.
Lưu ý:
Sữa chua tuy là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé mỗi ngày nhưng cha mẹ trẻ cũng không nên cho con ăn uống quá nhiều. Nếu bé ăn quá nhiều sữa chua sẽ rất dễ phải đối mặt với tình trạng quá nhiều axit trong dạ dày. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá. Điều này lâu ngày sẽ làm mất đi cảm giác thèm ăn của bé.