Trên thị trường hiện có kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học hoặc loại kem có cả hai yếu tố vật lý và hóa học.
Kem chống nắng vật lý là dùng các thành phần tạo nên lớp màng ngăn chặn tia tử ngoại. Kem chống nắng hóa học là dùng các chất để hấp thụ và phas hủy tia tử ngoại.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại này chính là cơ chế tạo ra công dụng của chúng nên thành phần sẽ khác nhau. Kem chống nắng vật lý nằm trên da và chặn các tia trên bề mặt bằng cách sử dụng nên thành phần sẽ gồm oxit kẽm và titan dioxide, trong khi kem chống nắng hóa học hấp thụ các tia như một miếng bọt biển thông qua những thành phần như oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate hoặc octinoxat.
Do đó không có câu trả lời rõ ràng cho việc loại kem nào tốt hơn. Vì chúng có những ưu nhược điểm khác nhau.
Kem chống nắng vật lý có xu hướng phù hợp hơn với những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ nổi mụn, nhưng công thức cũng đặc hơn nên chúng thường nâng tông da rõ ràng hơn. Trong khi đó kem hóa học nhẹ mỏng nhưng có nguy cơ kích ứng cao hơn.
Do đó nếu da bạn nhạy cảm thì nên ưu tiên kem chống nắng vật lý. Còn một làn da khỏe bạn có thể chọn một trong hai. Nếu bạn không ngại lớp nâng tông trong kem chống nắng vật lý thì yên tâm dùng chúng.
Tuy nhiên khi dùng kem chống nắng để hiệu quả thì bạn cần nhớ:
Khi dùng kem vật lý thì bạn thoa xong ít nhất 5 phút mới trang điểm tiếp hoặc ra ngoài. Còn kem hóa học thoa ít nhất tầm 20 phút mới ra ngoài vì lúc đó chúng mới phát huy tác dụng.
Dù là loại kem chống nắng nào thì việc bạn cần là thoa kem chống nắng đều đặn hàng ngày và thoa một lượng đủ để phát huy tác dụng trên da.
Bạn cần chú ý đến chỉ số SPF và hiểu đúng. Mỗi một SPF ứng với 10 phút thời gian chống nắng. Thế nên không có nghĩa mua chỉ số SPF cao thì chống nắng tốt hơn, mà chỉ có nghĩa chống nắng thời gian dài hơn. Do đó bạn vẫn cần thoa kem chống nắng 2-3 lần trong ngày đặc biệt khi bạn làm việc ngoài nắng và tiếp xúc với nước nhiều có nguy cơ trôi kem.