Khám phá các chiêu chăm con của mẹ Tây

10:10, Thứ ba 07/01/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Các kiểu chăm con của mẹ Tây khiến cho mẹ Việt tròn mắt. Cùng học hỏi các phương pháp chăm sóc và dạy dỗ trẻ con của các bà mẹ nước ngoài.

Cách chào hỏi

Ở Nhật Bản, Pháp và hầu hết các nước Mỹ Latinh, dạy con văn hóa ứng xử, chào hỏi là một điều cực kỳ quan trọng. Bất cứ khi nào trẻ con gặp một người quen, chúng đều phải chào hỏi lễ phép, dù người đó thân thiết đến đâu cũng không được tự nhiên nói chuyện ngay mà quên đi câu chào. Tôi cũng học theo họ, để dạy con mình một nét văn hóa ứng xử đẹp, một thói quen sẽ giúp bé thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của mình đối với người khác.

Thực đơn cho trẻ

Khi tôi đến Ecuado lần đầu tiên, vào một nhà hàng và hỏi ở đấy có “món cho trẻ con không?”, họ đã nhìn tôi với con mắt cực kì quặc. Ở Ecuado, các bà mẹ không hề có khái niệm “thực đơn cho trẻ” . Trẻ con Ecuado ăn bất cứ thứ gì những người khác trong gia đình ăn. Việc quá cầu kỳ và phân chia món nào cho con món nào cho bố mẹ cũng sẽ khiến trẻ trở nên kén cá chọn canh và lười ăn, biếng ăn.

Dạy con ngồi bô

Ở Trung Quốc, rất nhiều gia đình cho con mặc những chiếc quần được cắt bỏ đũng. Mẹ Trung tập cho con đi tiểu, đại tiện theo qui luật từ khi mới 11 ngày tuổi bằng cách bế bé ra bô mỗi ngày và thổi sáo miệng hoặc kêu “xi xi” để khiến bé buồn tè.

Đàn ông cũng phải chăm con

chăm con

Ở Thụy Điển, mối dây liên kết giữa cha và con là vô cùng quan trọng. Đàn ông Thụy Điển cũng có thời gian nghỉ thai sản y như phụ nữ. Kể từ năm 2002, Thụy Điển cho phép một cặp vợ chồng nghỉ thai sản 16 tháng (16 tháng cho cả vợ và chồng), công ty và chính phủ chia nhau trả 80% thu nhập hằng tháng cho người lao động. Trong số 16 tháng, có 2 tháng nghỉ “bắt buộc” đối với người chồng và không được viện bất kỳ lý do nào, tức là 2 tháng chồng và 14 tháng cho vợ.

Chính vì vậy, ta có  thể dễ dàng bắt gặp một ông bố trẻ đang trông đứa con gái nhỏ trong xe nôi, đợi một người bạn chạy đi thay tả lót cho con trai của anh ấy tại công viên Humlegaarden ở trung tâm thủ đô Stockholm.

Cấm trẻ mút ngón tay

Ở Philippines, bạn sẽ không bao gờ thấy cảnh một đữa trẻ mút tay. Ngoài lo lắng về vấn đề vệ sinh, mẹ Phillippines còn tin rằng nếu để cho con mút tay quá nhiều, bé sẽ dễ bị hô răng. Chính vì vậy, các em bé ở đây thường xuyên phải đeo bao bịt tay và nếu trẻ có cho tay vào miệng thì sẽ bị giật ra ngay. Tôi biết nhiều mẹ Việt vẫn có quan niệm này. Nhưng đối với  tôi, trẻ mút tay là một dấu hiệu tích cực cho biết bé đang muốn khám phá hoặc muốn tự an ủi chính mình. Vì vậy, tôi để con thoải mái mút tay. Miễn là chúng được đảm bảo lau rửa thường xuyên.

Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời

Ở Nga, các ông bố bà mẹ thường khuyến khích con mình ra ngoài chơi với bạn bè. Tôi có thể dễ dàng bắt gặp những nhóm trẻ con tụ tập ngoài sân chơi hay công viên, cùng nhau đá bóng, đạp xe hay nô đùa. Mẹ Nga tin rằng, cho con chạy chơi ngoài trời sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng.

Nấu cho bố chứ không nấu cho con

Một “phát hiện” cực thú vị ở Mexico. Phụ nữ Mexico thường coi trọng việc nấu món người chồng thích hơn là món đứa con thích trong bữa ăn. Họ quan niệm, trẻ con sẽ tự học cách để thích những món ăn đó.

Trẻ con là “trung tâm vũ trụ”

Người Hà Lan nổi tiếng là yêu trẻ nhỏ. Các bà mẹ ở đây thường rất kiên nhẫn và không bao giờ quát mắng con cái. Họ rất thích có nhiều trẻ con và luôn mỉm cười với tôi bất cứ khi nào thấy tôi đi cùng con mình. Tôi luôn cố gắng học theo sự kiên nhẫn và tình yêu thương trẻ nhỏ của mẹ Hà Lan.

Ôm con không khiến trẻ hư

Ngày nay, rất nhiều bà mẹ rỉ tai nhau rằng không được ôm con, bồng bế con quá nhiều vì sẽ khiến bé quen hơi và liên tục mẹ bế. Tuy nhiên, đối với mẹ Italia, họ không quan tâm đến điều này. Mẹ Italia cho rằng họ thích được ôm con, bế con và muốn trẻ cảm nhận được tình yêu của người mẹ cũng như học cách thoải mái bày tỏ tình cảm của mình. Tôi cũng cố gắng bế con và yêu bé nhiều nhất có thể từ khi bản thân được chứng kiến những bà mẹ Italia bày tỏ tình cảm ngọt ngào với con mình. 

Không chiều chuộng trẻ trên bàn ăn

Phương pháp dạy trẻ hình thành thói quen ăn uống của mẹ Pháp có thể được coi như một bộ máy đã được lịch trình. Tất cả các trẻ sơ sinh Pháp đều được cho bú mẹ hoặc uống sữa công thức vào cùng một thời điểm. Và khi chúng lớn lên, cùng bước vào giai đoạn ăn dặm như nhau. Ngoài bữa ăn nhẹ lúc 4 giờ chiều, trẻ em Pháp không có xu hướng ăn vặt. Mẹ Pháp không bao giờ hình thành cho con thói quen ăn rong, ê a kéo dài nhiều bữa. Trẻ em Pháp luôn bắt đầu ăn vào bữa nhất định và kết thúc không quá 30 phút sau đấy. Việc không ăn vặt cũng đảm bảo rằng trẻ luôn đói khi đến giờ ăn và cha mẹ không cần phải lôi kéo con vào bàn ăn mỗi ngày.

Mẹ Pháp đơn giản chỉ là luôn biết cách cân bằng giữa cuộc sống của mình và cuộc sống của con cái. Một phụ nữ Pháp đã luôn nhắc đi nhắc lại với tôi rằng “Không bao giờ được để bất cứ một vai trò nào trong cuộc sống của bạn – là mẹ, là nhân viên hay là vợ..lần át những vai trò khác”.

Dạy con giao thông từ trong nôi

chăm con

Quả đúng như vậy, khi sinh con ra thì các ông bố bà mẹ cũng phải sắm nôi để đặt trong xe nếu di chuyển bằng ô tô hay phương tiện giao thông công cộng. Không có chuyện mẹ ngồi trong xe mà bế bé, cho bé bú đâu nhé. Mẹ và bé đều phải thắt dây an toàn, nôi của bé cũng được thắt dây an toàn. Nếu muốn cho bé ăn, bé uống thì phải đỗ xe đàng hoàng, chứ không chạy xe, tránh nguy hiểm.

Khi các bé biết ngồi thì bé sẽ phải ngồi ghế riêng của em bé, cao hơn ghế của người lớn một chút, để việc thắt dây an toàn đem lại cho bé sự thoải mái. Trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu, xe điện… đều bố trí chỗ để xe nôi, xe đẩy của em bé. Các bố các mẹ cũng rất nghiêm túc chấp hành việc này. Do vậy có thể nói không ngoa, từ khi còn nằm trong nôi bé đã phải chấp hành đúng luật giao thông và học ý thức chấp hành luật giao thông rồi.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự