Bọt váng nổi lên khi luộc thịt là chất gì, có nguy hiểm không?
Có rất nhiều người cho rằng bọt nổi lên khi luộc thịt, nấu canh xương là độc chất và cần vớt ra khỏi món ăn. bởi vì cho rằng chúng nguy hiểm tới sức khỏe. Nhiều bà còn cho rằng đây chính là chất tăng trọng tồn dư nên thịt luộc càng nhiều bọt, màu càng đậm chứng tỏ con lợn được nuôi nhiều hóa chất nguy hiểm tới sức khỏe.
Nhưng trên thực tế thì khi chúng ta luộc thịt trong nươc sôi, các loại thịt nhất là xương sẽ xuất hiện các bọt khí. Đó là các protein, chất béo, khoáng chất trong thực phẩm nổi lên. Luộc xương càng nổi bọt nhiều vì xương chứa lượng khoáng chất lớn hơn. Lớp bọt này không mùi vị, không độc nhưng có thể làm đục nước canh nhìn mất thẩm mỹ. Nên nhiều bà nội trợ vớt bọt để khiến món ăn ngon hơn thẫm mỹ hơn.
Hai cách luộc thịt người nội trợ nên biết
Trước tiên, bạn hãy lấy phần thịt mua về sơ chế sạch, có thể cho trực tiếp vào nước đã đun sôi như vậy thịt sẽ được luộc nhan hơn. Đồng thời, việc này sẽ khiến cho món thịt của bạn nổi lên ít bọt. Còn những miếng thịt thả vào nước sôi chín ngay lớp bên ngoài do các chất dinh dưỡng của thịt không tiết ra được. Thành phẩm chín sẽ ngọt đậm, nước luộc trong hơn giúp cho món thịt của bạn thẩm mỹ hơn, nước luộc thịt cũng hấp dẫn hơn và tái sử dụng được.
Cách thứ hai, thịt luộc cùng với nước lạnh. Khi sôi, bọt nổi lên nhiều do các protein, khoáng chất từ thịt tan ra trong nước. Miếng thịt khi ăn sẽ nhạt hơn là cách luộc thứ nhất. Tuy nhiên, nước luộc lại ngon hơn vì dưỡng chất từ thịt tiết ra. Và khiến cho món ăn của bạn dễ bị nát nhũn hơn.
Tuy nhiên, tùy theo mỗi sở tích của từng nhà mà mỗi bà nội trợ có thể chọn cách luộc thịt phù hợp. Nếu bạn giữ lại nước để làm thêm món canh thì luộc thịt từ khi nước lạnh và ngược lại luộc nước sôi nếu bỏ nước.
Để biết thịt an toàn hay không an toàn, người tiêu dùng rất khó đánh giá. Thực tế, ăn thịt nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc cấp như ecoli, salmonella sẽ gây ra các triệu chứng cấp tính như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.