Chị Vương sinh ra và lớn lên ở một huyện nhỏ thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Nơi đây là một vùng nổi tiếng về việc trồng ngô. Người nhà chị Vương cho hay, không biết có phải do hoàn cảnh nghèo khó, nhà lại nhiều ngô hay không mà từ bé, chị đã thích ăn ngô.
Lớn lên, chị Vương kết hôn với một người đàn ông ở cùng thôn. Gia đình khá giả hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào việc làm nông, bốn mùa sống nhờ vào cây ngô.
Mấy năm trở lại đây, hầu hết các gia đình xung quanh đều bỏ nghề nông và chuyển sang làm việc trong các nhà máy hoặc lên thành phố kiếm công ăn việc làm thì chị Vương vẫn không bỏ cây ngô.
Chị Vương cho biết mình không được học hành gì nhiều, lại thích ăn ngô và tròng ngô nhiều năm, xung quanh lại có nhiều người bỏ đất hoang, phí canh tác rẻ nên chị cũng chẳng muốn bỏ nghề. Trồng ngô không mất nhiều công chăm bón lại có mối thương lái từ bao lâu nay nên chị không phải lo đầu ra.
Tuy nhiên, người làm nông bao lâu nay vẫn phải đối mặt với vòng luẩn quẩn được mùa mất giá, mất giá thì được mùa. Chị Vương cũng không ngoại lệ.
Do phải lo cho con cái ăn học, bố mẹ già lại hay đau ốm thường xuyên mà ngô thì không bán được nhiều nên kinh tế gia đình có phần kém đi. Chị bắt đầu nghĩ ra các món làm từ ngô tồn khô sau mỗi vụ. Nhà chị hay ăn ngô độn cơm hoặc ăn ngô luộc trừ bữa.
Vì tiếc chỗ ngô trong kho chưa kịp ăn đã mốc xanh mốc đỏ, chị thường rửa sạch phần mốc hoặc cắt bỏ phần hỏng rồi đem rang bơ, xay bột nấu cháo hoặc làm bánh. Thương bố mẹ già và con nhỏ nên chị nhường hết phần ngô tươi ngon cho họ, còn mình ăn những phần ngô hỏng.
Cho đến khoảng 1 năm trước, một hôm đang đi làm ngoài đồng, chị Vương ngất xỉu vì đau bụng dữ dội. Khi đó, những người cùng thôn trông thấy nên đã gọi cấp cứu đưa chị đến bệnh viện đa khoa huyện.
Chị Vương lặng người khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị K gan giai đoạn cuối.
Lâu nay, chị thường xuyên mệt mỏi, hay đau vùng bụng phải, ăn gì cũng không ngon miệng và hay sốt nhẹ về đêm. Tuy nhiên, chị nghĩ do mình lao động nặng nhọc, cơ thể lão hóa và cũng tiếc tiền nên không đi khám.
Bác sĩ giải thích, do chị thường xuyên ăn thực phẩm mốc trong thời gian dài nên mới bị căn bệnh này. Bởi ngô mốc chứa nhiều độc tố nguy hiểm như aflatoxin, fumonisin, zearalenone, ochratoxin… Dù rửa sạch, cắt bỏ phần hỏng hay nấu chín, chất độc cũng không được loại bỏ hoàn toàn.
Sau khi nghe tin dữ từ bác sĩ, chị Vương buồn bã trở về nhà. Kể từ đó, chị vứt bỏ hết toàn bộ số ngô mốc trong nhà. Chị cũng không cho con mình ăn ngô nữa.
Tuy nhiên, mọi chuyện đối với chị Vương chỉ là muộn màng. Chưa đầy nửa năm sau, chị Vương đã "nhắm mắt xuôi tay". Ai cũng thương tiếc cho người phụ nữ cả đời lam lũ lại ra đi khi còn trẻ như vậy.
Cảnh báo 5 thực phẩm hại gan
Thực phẩm bị mốc
Lạc, đậu nành, ngô... khi đã bị mốc sẽ sản sinh ra afltoxin, một chất có độc tính mạnh có thể gây hoại tử tế bào gan, dẫn tới K gan.
Thực phẩm bị mốc như lạc, đậu tương, ngô sản sinh chất aflatoxin độc tính mạnh dễ gây thoái hóa hoặc hoại tử tế bào gan dẫn đến ung thư gan.
Thực phẩm nhiều chất béo
Những thực phẩm như thịt mỡ lợn, bò, đồ chiên, nướng, xào chứa nhiều axit béo no. Khi nạp vào cơ thể, chúng sẽ gây áp lực cho gan, khiến gan phải phải hoạt động nhiều, dễ bị tổn thương bởi các chất độc và gốc tự do.
Rượu bia
Chất cồn trong rượu bia có thể dễ dàng ngấm vào máu thông qua niêm mạc dạ dày và ruột rồi đổ toàn bộ về gan. Gan là nơi tập trung nhiều chất độc hại của rượu bia. Tuy nhiên, gan chỉ có thể xử lý một phần chất độc nhất định. Do đó, nếu sử dụng quá nhiều rượu bia, gan sẽ phải làm việc quá mức và suy yếu dần.
Dưa chua muối
Dưa muối chứa hàm lượng nitrite và muối cao. Ăn dưa muối trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều hai chất này, tăng gánh nặng cho gan và gây bệnh lý về gan.
Thịt nướng
Thịt nướng có hương vị thơm ngon nhưng lượng chất dinh dưỡng lại thấp. Do chế biến trực tiếp trên ngọn lửa với nhiệt độ cao, thịt rất dễ bị biến đổi thành phần, sinh ra các chất độc hại cho gan. Ngoài ra, thịt nướng thường chứa nhiều chất béo và các loại gia vị làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho gan, thận.