Những câu cha mẹ hay nói, tưởng thể hiện tình yêu hóa ra lại hại tương lai con, kiểm tra xem bạn có không

08:04, Thứ hai 04/12/2023

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn còn hay nói những lời này với con hãy dừng lại ngay để tránh cho con bị áp lực và mệt mỏi nhé

Khi nuôi dạy con cái, cha mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng, niềm tin, tình yêu thương vào con và luôn xem con là quan trọng trong cuộc đời mình. Nhưng đôi khi chúng ta vô tình tạo ra áp lực lớn cho con. Nếu bạn còn những suy nghĩ và hay nói những lời sau với con thì nên xem xét lại nhé:

"Con là giỏi nhất. Không ai có thể so sánh với con"

Cha mẹ cần khen con khi con có thành tích. Nên khen cụ thể. Nhưng nếu bạn không biết giữ chừng mực có thể khiến con hiểu sai về bản thân mình. Mỗi một em bé là phiên bản duy nhất. Tuy nhiên khen con giỏi nhất không ai sánh bằng có thể gây ngộ nhận hiểu lầm cho con, khiến con trở nên tự kiêu. Nó sẽ dẫn đến hậu quả là những đứa trẻ không dám thử thách bản thân trước một điều gì đó mới mẻ, vì chúng e sợ sẽ thất bại và không đáp lại được sự mong đợi của cha mẹ mình. Thay vì nói như thế, cha mẹ có thể nói theo cách khác như "Con đã nỗ lực rất nhiều và mẹ thấy rằng con đã tốt hơn bản thân con của ngày hôm qua", hoặc hãy nói "Con làm việc đó rất tốt, tốt hơn trước rồi nhé". Tốt nhất không đặt con trong tương quan so sánh với ai cả.

noi-voi-con

"Cấm được đánh em, các con là anh chị em cơ mà"

Câu nói này có thể gây tổn thương cho con lớn và khiến đứa con nhỏ ỷ lại. Nhiều cha mẹ hay nghĩ con lớn phải nhường em và cấm không đánh em, chưa biết đầu đuôi ra sao đã mắng đứa lớn. Nhưng tuyệt nhiên không nên, hãy xem câu chuyện vì sao và như thế nào để phân xử công bằng.  Với trẻ nhỏ, công bằng là điều rất quan trọng. Khi giải quyết vấn đề giữa anh chị em, cha mẹ tuyệt đối không thiên vị, con nào sai đều phải nói lời xin lỗi. Bởi vậy khi nói "cấm đánh em" hay "đừng có làm đau em" chắc chắn sẽ không hiệu quả so với việc giải thích cặn kẽ vì sao con không nên làm như vậy và cũng để răn dạy những đứa em nhỏ không được đành hanh.

"Chuyện nhỏ ấy mà, con quan tâm làm gì"

Với cha mẹ, bạn đôi khi sẽ cảm thấy vấn đề của con thật nhỏ nhặt. Thế nhưng, với những đứa trẻ, chuyện đó lại cực kỳ lớn lao bởi vì ở tâm thế của trẻ, tuổi của trẻ, thì chuyện đó là quan trọng. Thế nên hãy lắng nghe con và đừng vội khẳng định đó là chuyện nhỏ, điều đó giống như phớt lờ hoặc không để tâm nên con sẽ buồn. Nếu con đang thực sự quan tâm tới một điều gì đó hãy cho con chia sẻ, và lắng nghe con, đừng vội nói chuyện đó nhỏ mà con để tâm. NGhe xong thì hãy phân tích cho con nên đối diện thế nào với chuyện đó. 

"Con lo học đi, việc khác cứ để bố mẹ lo"

Trong gia đình trẻ không chỉ có việc học. Hãy cho con tham gia vào các việc gia đình tùy theo tuổi theo sức. Từ đó con sẽ phát triển kỹ năng tốt hơn. Học là quan trọng nhưng chỉ là một phần trong đời sống và tương lai của con. Khi con tham gia việc nhà, con sẽ hiểu được hơn cha mẹ và tự rèn được kỹ năng tự lập cho bản thân. Từ đó mà khi ra đời con sẽ trưởng thành hơn, vững vàng hơn. 

Đừng làm hết mọi việc thay con, sau này khi ra đời con sẽ thấy vô cùng khó khăn khi phải tự lập phải xoay sở cuộc sống.

cha-me-con-cai-nhung-dieu-nen-noi

 "Thôi để đấy, làm lại hỏng việc, bố mẹ làm tí là xong"

Ngay cả khi con làm chưa được cũng đừng làm thay con. Để cho con được tự làm là một việc dạy cho con biết làm. Chấp nhận con làm hỏng 1, 2 lần chính là cha mẹ tuyệt vời, còn nếu bạn làm thay thì mãi mãi con không lớn lên được và hơn nữa sẽ có thể không bao giờ biết làm việc đó. Bạn có thể làm thay con cả đời không? Vì thế đừng nghĩ mình làm tí xong thì thôi để con làm gì cho phiền. Còn làm một lần chưa được hướng dẫn con làm lại, động viên con rồi lần sau sẽ tốt hơn

"Con trai không được khóc, có tí chuyện mà khóc lóc là sao"

Cha mẹ nên cho con được bộc lộ cảm xúc của bản thân, đồng thời dạy con cách thừa nhận cảm xúc của chính mình. Dù là con trai hay con gái thì các con đều có quyền được thể hiện cảm xúc, khi vui thì cười, khi buồn thì khóc, khi giận dữ cần tìm cách giải tỏa. Việc phải cố che giấu cảm xúc khiến con ngày càng trở nên tự ti, lầm lì, sợ hãi. Việc kìm chế cảm xúc cũng không tốt trong sự phát triển của trẻ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên