Trước đó, phía Malaysia đã thông báo rằng Trung Quốc có trong tay những tấm ảnh quan trọng trên. Trong cuộc họp báo hằng ngày, quyền bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết: “Trung Quốc sẽ gửi tàu đến đó để kiểm tra”.
Còn theo Tân Hoa xã của Trung Quốc, điểm chụp được vật thể trên nằm cách nơi vệ tinh Úc từng phát hiện hai vật thể trôi khoảng 120km ở phía nam Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, dù cả chính quyền Malaysia lẫn Úc đều tin tưởng hai vật thể lạ thu được từ hình ảnh vệ tinh hôm 20/3 là “manh mối đáng tin cậy nhất” cho công cuộc tìm kiếm, cho đến lúc này mọi phương tiện tìm kiếm vẫn trở về với bàn tay trắng.
Vị trí thứ 5 - nơi Trung Quốc phát hiện vật thể lạ. |
Khi đến thăm căn cứ không quân ở thành phố Perth hôm qua, Phó thủ tướng Úc Warren Truss tuyên bố nước này sẽ “tiếp tục tìm kiếm vô thời hạn”. Úc đã huy động sáu máy bay từ căn cứ này để tìm kiếm trên khu vực rộng 23.000km2 ở vùng biển cách Perth khoảng 2.500km về phía tây nam.
Ông cũng cho hay "các vật thể nằm khá gần nhau trong khu vực tìm kiếm của Australia, trong đó có một cái kệ gỗ".
Tuy nhiên, Thủ tướng Abbott không nói rõ đó có phải mảnh vỡ tại nam Ấn Độ Dương mà vệ tinh Trung Quốc chụp được hôm 18/3 và công bố hôm qua hay không. Mảnh vỡ này có chiều dài khoảng 22,5 m, nằm cách hai mảnh vỡ được nhìn thấy trên ảnh vệ tinh chụp hôm 16/3 khoảng 120 km.
Trong khi đó, Ấn Độ hôm qua chính thức thông báo với Malaysia không có bằng chứng trong dữ liệu rađa của họ về việc máy bay mất tích đã bay vào không phận nước này, AFP dẫn các nguồn thạo tin cho hay.
Trong cuộc họp báo hôm qua, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho hay: "Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia đã nhận được hình ảnh vệ tinh các vật thể nổi ở hành lang miền nam và họ sẽ cử tàu đến thẩm tra".
Dù chưa xác nhận có bao nhiêu vật thể, nhưng ông Hussein cho biết một vật thể ước chừng có kích thước 22 x 13 m. Theo Xinhua, các vật thể khả nghi mà Trung Quốc mới phát hiện cách vị trí các vật thể mà Australia phát hiện 120 km.
Hôm nay, hai máy bay của Trung Quốc và hai máy bay trinh sát Orion của Nhật dự kiến gia nhập đội tìm kiếm, nâng quân số đội bay lên 10 chiếc. "Đây thực sự là một nỗ lực quốc tế lớn và nó cho thấy rất nhiều nước có thể chung vai trong cùng một thời điểm khó khăn", ông Abbott nói.
Cùng ngày, báo Telegraph (Anh) công bố bản ghi chép đoạn thoại kéo dài 54 phút cuối cùng giữa cơ phó máy bay MH370 và các đài kiểm soát không lưu trước khi mất tích.
Tờ này cho rằng có hai điểm nghi vấn trong cuộc đối thoại trên, bao gồm việc cơ phó lặp lại tin nhắn thông báo độ cao của máy bay đúng vào thời điểm máy bay ngừng gửi tín hiệu và việc máy bay đổi hướng đúng vào thời điểm chuyển giao giữa kiểm soát không lưu tại Kuala Lumpur và TP.HCM.
Telegraph cho biết đã thông báo với phía Malaysia về đoạn hội thoại trên nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Trong khi đó tại Bắc Kinh, cảnh sát đã phải can thiệp khi một nhóm thân nhân các hành khách mất tích không giữ được bình tĩnh và lao vào các quan chức Malaysia vì cho rằng nước này đang lừa dối họ về số phận chuyến bay MH370.
Vụ đụng độ xảy ra tại khách sạn Lido và các quan chức Malaysia đã rời khỏi đó an toàn nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát.