Trẻ sơ sinh chào đời tùy theo từng em bé mà có lớp chất gây trắng bao phủ khác nhau. Có trẻ được phủ một lớp dày và nhiều, có trẻ sinh ra rất ít lớp này. Nhiều người không biết còn nghĩ đó là do con “bẩn”. Chất gây trên da trẻ là một lớp chất màu trắng như pho mát có công dụng như lớp bảo vệ bề mặt da trẻ.
Từ những tháng đầu thai kỳ, và nhiều nhất ở những tháng cuối chất gây này được hình thành. Chất gây đó bao gồm chủ yếu là nước, 10% chất béo và 9% protein. Chất gây này tạo thành lớp màng bảo vệ da thai nhi nên thi nhi trong nước ối 9 tháng 10 ngày mà da không nhăn nheo. Đó là vì màng chất béo này khiến cho nước không dễ gì lọt qua. Bạn hãy hình dung như người lớn khi không có lớp này bảo vệ thì ngâm mình dưới nước lâu sẽ bị nhăn nheo da. Trong khi đó thai nhi không có hiện tượng này là nhờ lớp chất gây này. Chất gây bảo làn da mong manh của trẻ không bị hút nhiều nước bởi nước ối nên da vẫn căng mọng. Chất gây này cũng có tác dụng bảo vệ giảm ngừa tình trạng nhiễm trùng cho thai nhi.
Khi chất gây phát triển đầy đủ thì sẽ có độ dày hơn lúc mới đầu. Đến ngày gần sinh thì lớp chất này mỏng dần đi. Thế nên sau sinh, tùy theo từng độ tuổi của trẻ, sinh non hay đủ tháng, già ngày thì lớp chất gây cũng có lượng khác nhau. Hơn nữa kể cả sinh cùng ngày như nhau nhưng tùy từng sự phát triển của em bé trong bụng mà lượng chất gây bám trên da khi sơ sinh cũng không hoàn toàn giống nhau.
Ngoài ra chất gây còn có nhiều công dụng khác:
Chất gây hỗ trợ chuyển dạ: Vì chất gây trơn nên trong quá trình sinh nở, lớp chất gây này giúp chuyển dạ dễ dàng, em bé ra đời thuận lợi hơn, giảm ma sát giữa em bé và phần phụ của mẹ
Chất gây chống nhiễm trùng: Chất gây sơ sinh chống nhiễm trùng cho trẻ trong thai kỳ và cả quá trình sinh nở. Khi mới chào đời, lớp chất gây sơ sinh cũng có tác dụng bảo vệ trẻ trong những ngày đầu khi tiếp xúc với môi trường mới, nhiều vi khuẩn hơn môi trường trong túi ối. Điều đó cho thấy chất gây giúp bảo vệ trẻ thích nghi hơn với môi trường.
Chất gây giúp bảo vệ thân nhiệt bé: Khi mới ra khỏi bụng mẹ, trẻ sơ sinh cần thời gian để điều chỉnh thân nhiệt. Lớp chất gây ngoài da ở trẻ sơ sinh bảo vệ giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi chào đời. Thế nên nhiều bệnh viện sẽ không làm sạch ngay lớp chất gây này để giúp trẻ giữ ổn định thân nhiệt hơn.
Giúp trẻ yên tâm hơn: Lớp chất gây này như người bạn bảo vệ bé khi vừa mới ra đời, cho bé cảm thấy như vẫn được bảo vệ bởi túi ối nên có thể sẽ ít quấy khóc trong những ngày đầu, trông bé dễ chịu hơn.
Chất gây trên da của trẻ sẽ mất dần sau những lần tắm. Thông thường chúng được tắm làm sạch sau vài giờ kể từ khi sinh. Nhiều nghiên cứu mới nên trì hoãn việc làm sạch chất gây này, ít nhất 2 giờ sau sinh và nên đợi đủ 24 tiếng rồi mới mang trẻ đi tắm. Thế nên sau sinh bác sĩ thường chỉ làm sạch máu nước ối sót trên da rồi sau đó cho bé tiếp da với mẹ, sau đó mới tắm sau. Trong một số trường hợp trẻ sinh ra bị bám phân su thì có thể tắm sớm hơn.
Trong dân gian chị em có truyền miệng uống nước mía ăn thứ này thứ kia để khi con sinh ra sẽ sạch hơn. Điều này là không cần thiết và cũng không có tác dụng như vậy. Hơn nữa khi đã hiểu về công dụng của chất gây như trên thì chắc hẳn không mẹ nào còn muốn vội vàng làm sạch chất gây cho con nữa?