Thịt cua cá dùng rượu bia chế biến có làm tăng độ cồn trong hơi thở không? Làm sao để xử lý?

( PHUNUTODAY ) - Nồng độ cồn trong hơi thở là một vấn đề nhạy cảm khi bạn lưu thông trên đường nhất là vào dịp lễ Tết. Một số món ăn cũng làm tăng nồng độ này trong hơi thở, phải làm sao?

Chỉ ăn thôi hơi thở cũng có cồn?

Hơi thở có cồn khiến việc lưu thông trên đường gặp trở ngại, gây mất an toàn cho bạn và người tham gia giao thông, đồng thời cũng sẽ cản trở quá trình di chuyển của bạn. 

Thực tế nhiều người lo ngại việc chỉ ăn thực phẩm cũng gây ra nồng độ cồn. Theo các chuyên gia ngành thực phẩm thì một số loại hoa quả như nho, sầu riêng, dứa, táo, siro đều khiến hơi thở có cồn sau khi ăn ở hàm lượng khác nhau.

ruou-bia-nau-thuc-pham

Các món ăn chế biến có dùng rượu bia để nấu như bò sốt vang có bia, thịt ướp bia nướng, hải sản hấp bia, cá hấp bia... thì tùy theo lượng lưu trữ bia cồn trong món ăn và tùy theo lượng bạn ăn mà hơi thở vẫn có cồn, chỉ là không nhiều như uống rượu bia trực tiếp. 

Cách tính thời gian đào thải nồng độ cồn khỏi cơ thể

Đây có thể là một cách tham khảo để bạn tính xem khi nào hơi thở sẽ hết mùi cồn. Thông thường thì 1 đơn vị cồn tương đương 10g cồn ethanol nguyên chất. Quy đổi thì 1 đơn vị cồn này bằng khoảng 200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Dựa vào con số này bạn có thể tính ra trong cơ thể mình đã nạp máy nồng độ cồn. Ví dụ bạn uống 400ml bia thì tương đương cơ thể đang có 2 nồng độ cồn. 

Việc đào thải nồng độ cồn ra khỏi cơ thể phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Người khỏe mạnh trưởng thành thì cứ 1 tiếng là gan đào thải được 1 đơn vị cồn. Ngoài ra khoảng 10 - 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi và khoảng 85 - 90% sẽ được xử lý qua gan. Tuy nhiên mỗi người có khả năng đào thải khác nhau không phải ai cũng nhanh như vậy. 

do-nong-do-con

Như vậy dựa theo cách tính trên bạn có thể ước chừng được thời gian để cơ thể đào thải cồn ra ngoài. Tuy nhiên sau khi thải trừ xong rồi thì cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong máu về 0. Do đó, nếu bạn uống 2 cốc bia thì bạn cần khoảng 6 tiếng để nồng độ cồn trong hơi thở về 0 và khi thổi vào máy đo mơi có thể không lên, một số người sức khỏe yếu đào thải kém thì thời gian còn dài hơn.

Việc dùng rượu bia để nấu thức ăn, lượng cồn có phẩn bay đi trong quá trình bay hơi để nấu nhưng vẫn còn lại trong món ăn.

ruou-bia-trong-mon-an

Để giảm tình trạng nồng độ cồn trong hơi thở bạn nên áp dụng mẹo sau:

Bạn nên nghỉ ngơi 30 phút, súc miệng, uống thêm nước lọc. Trường hợp đo vẫn lên, bạn có thể đề nghị cán bộ cho nghỉ thêm 15 phút rồi đo lại.

Có thể uống thêm tách nước trà, nước chanh và uống nhiều nước lọc để bài tiết nhanh hơn. 

Nói chuyện cũng khiến cho cồn thoát ra khỏi cơ thể nhiều hơn.

Để giảm tác hại của cồn cho cơ thể, nam giới đưng nên uống quá hai đơn vị cồn một ngày, nữ không quá một đơn vị cồn một ngày và không uống quá 5 ngày một tuần. 

Đặc biệt dịp cuối năm có nhiều rượu giả, pha chế từ cồn chứ không phải chưng cất từ gạo nên còn có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho người dùng. Thế nên tốt nhất là bạn cần tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn.

Nếu cần di chuyển ngoài đường nên hạn chế dùng các món ăn chế biến nhiều rượu bia.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn