Bệnh nhân 13 tuổi nhập viện vì đi ngoài phân đen, nôn. Khi nội soi dạ dày bác sĩ phát hiện có khối u ung thư dạ dày ở phần hang vị.
TS Bình cho biết bệnh nhi này có tiền sử viêm loét dạ dày và có vi khuẩn HP nhiều năm đã điều trị nhưng bệnh vẫn tiến triển thành ung thư. Đây được xem là trường hợp hiếm vì tỷ lệ mắc vi khuẩn HP kèm theo viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng nhưng rất ít cháu bị tiến triển thành ung thư.
Tuy nhiên, TS Bình khuyến cáo khi bị viêm dạ dày cần điều trị triệt để và thăm khám thường xuyên kể cả người trẻ.
Còn đối với những bệnh nhân ngoài 20 tuổi thì mỗi năm gặp từ 10 - 20 ca. TS Bình cho biết trước đây đa số ở bệnh nhân trên 40 tuổi thì đến nay ung thư dạ dày đang có nhiều trẻ em.
TS Bình cho rằng có thể do "bữa ăn Âu hóa" đã kéo theo tỷ lệ người mắc các bệnh ung thư tiêu hóa gia tăng trong đó có ung thư dạ dày.
Theo TS Bình trên thế giới, ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hoá phổ biến. Theo ghi nhận Globocan năm 2018 ước tính trên thế giới có khoảng 1.033.000 người mắc ung thư dạ dày và số người tử vong chiếm gần 800 nghìn ca.
Tại Việt Nam. TS Bình cho biết Việt Nam cũng là quốc gia được thống kê bằng dịch tễ học ung thư dạ dày đứng hàng thứ 3, sau ung thư gan và ung thư phổi.
Nguyên nhân gây ung thư
1. Thức khuya thường xuyên
Với nhiều người, "cú đêm" thường xuyên là chuyện thường nhưng họ lại ít khi biết được những tác hại của nó như tăng nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, giảm trí nhớ… và đặc biệt gây hại cho dạ dày. Thức khuya sẽ làm cho dạ dày của bạn hoạt động quá tải, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dịch vị dạ dày tiết nhiều hơn dễ dẫn đến mắc các bệnh như viêm loét, tăng nguy cơ ung thư hình thành.
2. Ăn đêm
Việc ăn khuya thường xuyên, đặc biệt là các loại đồ ăn nhanh như mì tôm, nước uống có ga… không tốt cho sức khỏe của bạn. Một số nghiên cứu cho biết ăn khuya sẽ khiến dạ dày không có thời gian nghỉ ngơi, làm cản trở sự phục hồi của niêm mạc dạ dày, lâu ngày gây tổn hại niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.
3. Ăn ít rau xanh, trái cây tươi, ăn nhiều thịt
Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia 2017, người Việt nói chung và đặc biệt là các bạn trẻ ăn rất ít rau, khoảng 170 – 200 gram mỗi ngày, bằng ½ mức khuyến cáo của WHO.
Lười ăn rau được cho khiến tình trạng táo bón nặng hơn, ứ đọng chất độc trong cơ thể, làm bệnh ung thư dễ phát triển.
Lười ăn rau xanh kết hợp với ăn nhiều thịt càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân được giải thích là do thịt giàu đạm nên rất dễ bị hỏng, người bán dễ tẩm những loại chất bảo quản mà nấu chín thực phẩm cũng không phân hủy được, tăng nguy cơ ung thư.
4. Ăn mặn
Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm dạ dày và cả ung thư dạ dày. Một nghiên cứu thực hiện trên 270 nghìn người và theo dõi từ 6 - 15 năm cho biết: những người ăn nhiều muối có nguy cơ ung thư dạ dày tăng 68% so với những người bình thường. Với mỗi gram muối ăn thêm mỗi ngày thì nguy cơ ung thư tăng 8%.