Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 9 tuổi

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đến khi bé được 9 tuổi nhưng các mẹ vẫn cần phải chú ý đến chế độ thực đơn dinh dưỡng dành riêng cho trẻ đấy nhé.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 9 tuổi

Bé nhà bạn cần phải hấp thụ gì và nên ăn gì cho tốt nhất ở tuổi thứ 9 luôn là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Vậy các mẹ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Khi trẻ được 9 tuổi, trẻ cần nguồn dinh dưỡng gì?

Khi trẻ đã bắt đầu đi học tiểu học thì các chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vậy khi trẻ được 9 tuổi, các mẹ nên cũng cấp nguồn dinh dưỡng nào cho con là tốt nhất?

Các mẹ có thể tính được lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo. Tuy nhiên đây chỉ là cách tính ước lượng đối với những gia đình không có nhiều điều kiện để chế biến nhiều món ăn trong ngày mà vẫn cung cấp đủ chất cho trẻ.

Mô tả ảnh.
Khi trẻ được 9 tuổi, trong thực đơn dinh dưỡng cần những gì?

Tuy nhiên, dù chế biến hay lập thực đơn cho trẻ như thế nào thì các mẹ cũng cần phải chú ý đến các nhóm thức ăn mà trẻ không thể thiếu được trong ngày, bao gồm:

+ Tinh bột, ngũ cốc: từ cơm, bánh mì, phở, nui, mì, ngũ cốc hay một chiêc bánh bông lan cỡ vừa...

+ Rau củ quả: Trong độ tuổi đang phát triển này thì hàng ngày trẻ nên ăn đầy đủ rau xanh và trái cây các loại như: táo, nho, mận, khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí đỏ,… và các loại rau xanh khác nữa nhé

+ Chất đạm và canxi: Chất đạm và canxi có trong thịt, cá, trứng, các loại đậu, sữa, phô mai, đậu hũ và các loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất.

+ Nguồn dinh dưỡng từ vitamin và chất khoáng có các loại hoa quả và một số thực phẩm khác.

Khi cho trẻ ăn, các mẹ cần lưu ý gì?

1.Trong một ngày mẹ nên cho trẻ ăn 5 bữa. Bao gồm 3 bữa chính/ngày và 1 bữa phụ.

2. Nên cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng.

3. Nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.

4. Nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

5. Hình thành cho trẻ thói quen ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.

6. Không nên ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.

7. Không nên ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng.

8. Cung cấp đủ nước cho trẻ.

9. Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống hợp vệ sinh.

Những thực phẩm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng

Các loại thịt nạc:

Ngoài cung cấp năng lượng cho trẻ thì trong các loại thịt nạc có chứa một hàm lượng lớn protein, là thành phần quan trọng để bảo vệ, duy trì, tăng cường sức khỏe, đồng thời chất kẽm phong phú trong loại thực phẩm này còn hỗ trợ các tế bào bạch cầu của cơ thể chông nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả.

Các loại rau có màu xanh đậm

Rau bina, rau dền xanh, rau cải, bông cải xanh,… đêu là những loại rau rất giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Giúp trẻ nâng cao sức đề kháng hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời tăng cường khả năng phòng bệnh truyền nhiễm cực kỳ hiệu quả nữa đấy.

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng.

Các loại cây họ cam, chanh, quýt

Các mẹ có biết trong chanh, cam, quýt, bưởi tươichứa một hàm lượng vitamin C là thành phần quan trọng góp phần nâng cao sức đề kháng cho trẻ rất hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ uống nước chanh ấm, nước cam vắt, bưởi ép pha với mật ong mỗi ngày để bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật cho trẻ

Một số loại hải sản lành tính

Hầu hết tôm, cua, hàu, cá thu, cá mòi, cá hồi,… giàu chất kẽm và axit béo omega3 rất tốt cho việc nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì các mẹ không nên cho trẻ ăn các loại hải sản có vỏ nhé vì nó dễ làm cho trẻ bị dị ứng và cũng rất nguy hiểm.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 12 tháng tuổi
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 12 tháng tuổi
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đến tháng thứ 12, bé đã biết bò và chập chững biết đi. Vậy mẹ bầu có biết thực đơn dinh dưỡng để giúp bé phát triển toàn diện là gì không?
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuối
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuối
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi bé được 6 tháng tuổi thì cần dinh dưỡng gì luôn là câu hỏi nhiều nhất của các mẹ, nhưng mẹ đã tìm được câu trả lời chưa?
Theo:  khoevadep.com.vn copy link