Chất độc ung thư ăn trực tiếp mỗi ngày
Mặc dù đã bị tổ chức Ung thư thế giới (IARC) xếp vào nhóm thứ 3 trong những chất có nguy cơ gây ung thư hàng đầu thế giới, song, ở Việt Nam, chất độc vàng ô lại được người dân và cả doanh nghiệp coi là "siêu chất", sử dụng tràn lan để giúp thịt gà, măng, dưa chua có màu vàng đẹp, bắt mắt. Và cứ thế, rất nhiều người đã ăn loại chất độc này mỗi ngày.
Vàng ô là chất được nhập khẩu từ nước ngoài về để nhuộm màu sợi vải hoặc là nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng. Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Bộ NN-PTNT từng tiến hành đợt thanh tra cao điểm chất cấm, trong đó có chất vàng ô. Kết quả thật bất ngờ, hàng loạt công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) lớn bị bắt quả tang đang sử dụng độc chất vàng ô để trộn vào thức ăn chăn nuôi, khi gà ăn loại thức ăn này cũng sẽ có màu da vàng đẹp giống y như ăn cám ngô.
Ngày 1/4/2016, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản TP. Đà Nẵng tiếp tục công bố 7/9 mẫu măng tươi đươc lấy ở các chợ và cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn TP có tồn dư chất Auramine O (chất vàng ô).
Tràn lan thực phẩm tồn dư vàng ô |
Đến ngày 8/4, cơ quan chức năng cũng phát hiện mẫu măng tươi ở chợ Phú Hậu (TP. Huế, Thừa Thiên - Huế) sử dụng chất vàng ô để nhuộm màu cho măng. Theo lời khai của tiểu thương, họ đã sử dụng chất độc này nhuộm màu cho măng trong một thời gian dài.
Tại Đà Nẵng, cơ quan chức năng đã phát hiện vàng ô được trộn cả vàng dưa chua - món ăn phổ biến của phần lớn người Việt - để dưa vàng đẹp hơn.
Người dân bất an, liệu sau thịt gà, măng tươi, dưa muối thì trong mâm cơm hàng ngày họ ăn, vàng ô còn có trong những món nào mà họ chưa được biết?
120.000 đồng/kg "chất độc"
Theo TS.BS Trần Bá Thoại, Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam: Có hai trường hợp xảy ra là nhiễm độc cấp và nhiễm độc lâu dài khi ăn phải thực phẩm còn tồn dư chất độc vàng ô - TS.BS Trần Bá Thoại cho hay.
Ở trường hơp nhiễm độc cấp, vàng ô gây kích ứng dữ dội đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, viêm phổi, gây đau bụng, nôn ói, đau rát cổ, tiêu chảy; tiếp xúc da sẽ gây ngứa, bong tróc, viêm lót da.
Còn ở trường hợp nhiễm độc lâu dài, Parodi (1982) nghiên cứu trên động vật cho thấy Vàng ô gây ung thư cho chuột cống và chuột nhắt. Nhiều thí nghiệm cho thấy Vàng ô làm tổn thương axít nhân DNA của nhiều dòng tế bào, đặc biệt là tế bào gan, thận và tủy xương.
Mặt khác, nó còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.
Chỉ với 120.000 đồng/kg có thể dễ mang mua chất độc này |
Giá của chất Auramine O rất rẻ, được nhập về từ Trung Quốc chỉ 120.000 đồng/kg, khá dễ mua trên thị trường.
Bộ NN-PTNT mới đây đã đưa vàng ô vào danh sách chất cấm. Song, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan chức năng, tình trạng chất Vàng ô vẫn được sử dụng tràn lan thì cũng đồng nghĩa với việc người dân hàng ngày đang ăn vào người thứ chất độc gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe và giống nòi Việt.
Tổng lực kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến măng
Trước tình trạng sử dụng chất vàng ô (Auramine O) để nhuộm măng bán ra thị trường, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở NNPTNT Hà Nội kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm măng tươi, măng khô.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm măng tươi, măng khô trên địa bàn, tổ chức lấy mẫu chính thức kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng, an toàn đối với măng tươi, măng khô, trong đó tập trung các hoá chất nhuộm màu, chất bảo quản, chất tẩy trắng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm đặc biệt nghiêm cấm việc sử dụng các phụ gia, hóa chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quá thời hạn sử dụng không có nhãn mác hoặc ghi nhãn không đúng quy định.
Phát hiện sinh vật lạ nghi là đỉa trong quần áo bán rong (Xã hội) - (Phunutoday) - Bà Gái cho biết, mua số quần áo trên với giá rẻ của người bán rong. Khi mặc, bà có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy... |