Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, tôm là thực phẩm giàu canxi, protein... Nhưng không phải toàn bộ cơ thể tôm đều tốt. Trong tôm có một số bộ phận chứa nhiều vi khuẩn ký sinh trùng, không nên ăn. Đặc biệt là phần đầu tôm là nơi chứa chất thải tựa như dạ dày của con người, bạn không nên ăn.
Ngoài ra, có 4 nhóm người nên kiêng ăn tôm
Người bị dị ứng hải sản: Với những người bị dị ứng hải sản nói chung và tôm nói riêng thì không nên ăn tôm. Bởi sau khi ăn tôm nếu xuất hiện các phản ứng như ngứa bứt dứt, nổi mẩn đỏ kèm theo chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, hạ huyết áp… rất có thể bạn bị dị ứng hải sản. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do trong tôm có chứa nhiều chất đạm lạ, ngoài ra tôm còn có chứa nhiều chất histamin gây dị ứng. Với người đã có dấu hiệu này khi ăn tôm thì tuyệt đối không nên ăn tôm dù là tôm to hay nhỏ.
Người đang bị ho, hen suyễn: Với những người đang mắc chứng ho hoặc đang có bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, thì không nên ăn tôm. Nguyên nhân là trong phần vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho dai dẳng kéo đài. Việc bạn ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
Người mắc bệnh gút: Do trong thành phần của tôm có nhiều chất béo và khoáng chất thúc đẩy purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Người bị đau mắt đỏ: Theo các chuyên gia cho biết nếu như bạn đang bị đau mắt đỏ thì không nên ăn tô, Bởi tôm sẽ khiến cho tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…
Bên cạnh đó, khi ăn tôm bạn cũng nên chú ý rằng dù tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn. Nếu như tôm đã chết lâu ngày bị thâm đen hoặc có mùi lạ thì tuyệt đối không nên ăn kẻo dễ gây ngộ độc.