Nước sả kháng khuẩn, chống viêm cực tốt nhưng có 5 nhóm người không nên sử dụng, tránh rước bệnh vào thân

( PHUNUTODAY ) - Cây sả có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tác hại nhất định cho cơ thể.

Lợi ích của cây sả đối với sức khỏe

Sả là một loại gia vị quen thuộc đối với người Việt. Nó còn được sử dụng để nấu nước tắm, nước gội đầu, nước xông. Từ xa xưa, người dân đã trồng cây sả quanh vườn, quanh nhà để xua đuổi muỗi, dĩn, ruồi... Tinh dầu sả có tác dụng khử mùi rất tốt.

Theo y học cổ truyền, sả là loại dược liệu có vị thê, cay, mùi thơm, tính ấm; tác dụng ra mồ hôi, sát khuẩn, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm. Cả lá, rễ và tinh dầu của củ sả đều được sử dụng trong rất nhiều các bài thuốc khác nhau.

Theo báo Pháp luật TP. HCM, BS Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM cho biết, trong sả có chứa tinh dầu, chúng có thể giúp giải cảm, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cải thiện đường tiêu hóa. Tinh dầu sả cũng có tác dụng sát trùng đường hô hấp trên (mũi, họng).

5-nhom-nguoi-khong-nen-dung-sa-01

Những người nên cẩn trọng khi sử dụng củ sả

Nhìn chung, củ sả có thể an toàn với đa số chúng ta nếu được tiêu thụ với lượng vừa phải.

Khi sử dụng tại chỗ, sả có thể gây kích ứng da.

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều sả có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn ngủ, ngô miệng, đi tiểu nhiều, tăng cảm giác thèm ăn.

Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering cho biết tiêu thụ tinh dầu sả chanh với lượng lớn có thể gây hại cho gan, màng nhầy dạ dày. Uống quá nhiều trà sả cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Trung tâm này cũng đưa ra cảnh báo, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng sả. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, một số thành phần trong cây sả được chính minh là có thể gây dị tật bẩm sinh cho chuột.

Bên cạnh đó, những người đang hóa trị liệu cũng nên tránh dùng dả vì nó có thể làm cản trở hoạt động của các loại thuốc.

Ngoài ra, những người đang uống thuốc lợi tiểu theo đơn thuốc của bác sĩ, người có nhịp tim thấp, người có mức kali thấp cũng không nên uống nước sả.

5-nhom-nguoi-khong-nen-dung-sa-02

Uống nước sả có thể trị Covid-19?

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội có lan truyền việc uống nước chanh gừng sả để tiêu diệt SARS-CoV-2. Tuy nhiên, đây là thông tin không có cơ sở khoa học.

Hỗn hợp nước từ các nguyên liệu nói trên có thể giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng nhưng không nên dùng quá nhiều. Đặc biệt, người có bệnh nền cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

BS Phan Thanh Hải cho biết, người có sức khỏe bình thường có thể dùng hỗn hợp sả, gừng để nấu nước uống, súc miệng hoặc xông hàng ngày. Tuy nhiên, người đang có bệnh phải uống thuốc, nếu muốn uống hỗn hợp này, cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

BS Hải cho biết thêm, mỗi ngày chúng ta có thể sử dụng khoảng 6g gừng tươi, 20g sả tươi. Đối với người không có bệnh lý, có thể uống loại nước này để tăng cường sức đề kháng. Mặc dù vậy, chúng ta không nên làm dụng chúng quá nhiều. Đối với người muốn tốt cho tiêu hóa, có thể uống hỗn hợp nước này sau bữa ăn trưa hoặc ăn tốt. Người muốn tốt cho đường hô hấp, có thể uống một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link