Béo phì là một vấn nạn mà nhiều người hiện đại phải đối mặt. Giảm cân là mong muốn của nhiều người. Ớt cay nên niều người cho rằng ăn ớt giúp giảm cân. Ớt còn có tính cay nóng kích thích tiêu hóa nên nhiều người càng tin rằng ăn sẽ giảm cân. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy ngược lại.
Trong nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Trường Y, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc thực hiện thì ớt và chỉ số BIM của cơ thể có liên quan tới nhau. Các chuyên gia đã sử dụng dữ liệu Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Mỹ (NHANES), bao gồm 6.138 người tham gia. Người tham gia được chia thành 3 nhóm là nhóm không ăn ớt, nhóm có thỉnh thoảng ăn ớt và nhóm người thường xuyên ăn ớt.
Họ được thu thập chiều cao cân nặng để tính chỉ số BMI. Kết quả, các tác giả đã quan sát thấy mối liên quan giữa tần suất ăn ớt và tỷ lệ béo phì, những người thuộc nhóm ăn ớt thường xuyên có chỉ số BMI cao hơn đáng kể. Người thường ăn ớt nhất có chỉ số BMI cao hơn trung bình 0,71 đơn vị so với những người không ăn ớt. Ngạc nhiên là những người ăn nhiều ớt nhất có nguy cơ béo phì cao hơn 55%. Phụ nữ từ 60 tuổi hay ăn ớt có nguy cơ béo cao nhất. Một số khảo sát trước đây cũng cho kết quả tương tự về mối liên hệ giữa ớt và chỉ số cơ thể.
Một số lý giải có thể thấy rằng vì ớt thường ăn cùng thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo không lành mạnh vốn thường là nguyên nhân gây tăng cân.
Lưu ý khi ăn ớt
Ớt có nhiều loại, bạn nên tránh việc ăn quá nhiều ớt cay một lúc. Bởi ớt cay có thể ảnh hưởng tới niêm mạc miệng, môi, dạ dày
Không ăn ớt đã bị mốc một phần.
Một số đối tượng nên tránh ăn ớt bao gồm người bị vẩy nến, người có bệnh tiêu hóa...
Bệnh vẩy nến có thể bị trầm trọng hơn vì ớt có solanin ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
Những người bị bệnh tiêu hóa nên hạn chế ớt vì ớt có capsaicin có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Những người mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như bệnh viêm ruột, bệnh celiac, viêm loét dạ dày, các vấn đề về túi mật và trào ngược a xít nên thận trọng khi ăn ớt cũng như các món cay.