Chân có lực mới kéo dài tuổi thọ: 7 mẹo nhỏ giúp người già nhưng chân không già

12:00, Thứ sáu 01/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Chăm sóc đôi chân là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày để đôi chân khỏe mạnh, không bệnh tật. Dưới đây là những cách hiệu quả giúp chăm sóc sức khỏe đôi chân đúng cách.

 Khi con người bắt đầu lão hóa, đôi chân sẽ “biết” đầu tiên

Chân không còn linh hoạt và dẻo dai như vốn có chính là đặc trưng sớm nhất của sự lão hóa. Thông thường, sau tuổi 40, rất nhiều người đôi chân trở nên như thiếu sức lực với nhiều vấn đề khó chịu và bất tiện như chân tê cứng, đi bộ nhiều sẽ dễ sưng phù đau nhức, cử động chân thiếu lực và gây khó thở v.v…

Sự suy yếu của đôi chân thường không được quan tâm đúng mực vì không ít người cho rằng nó không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên thực tế, nếu bạn chú ý và phát hiện mình có những triệu chứng sau của chân thì cơ thể bạn đang trong quá trình “già đi”.

chan_rrqs

Một chuyện đơn giản cũng khiến chân đau, lưng mỏi

Không chỉ là với người trung niên và lớn tuổi, ngày nay cũng có rất nhiều người trẻ sớm rơi vào quá trình lão hóa cơ thể, mà biểu hiện đầu tiên chính là xuất phát từ đôi chân. Chẳng hạn, khi phải làm một việc gì đó dù khá đơn giản như đứng lâu, đi một đoạn đường tương đối dài, di chuyển vật nặng v.v… đều có thể khiến bạn cảm thấy chân bị đau, lưng nhức mỏi.

Thậm chí có trường hợp khi ho, chân cũng xuất hiện tình trạng đau nhức mang tính phóng xạ. Ngoài ra, khi bắp chân cảm giác đau và nặng nề, bạn cần phải chú ý hơn vì đó có thể là tín hiệu cho thấy dạ dày và đường ruột đã bắt đầu “đình công”.

Tốc độ đi trở nên chậm hơn

Không hề cố ý nhưng tốc độ đi của bạn có xu hướng ngày càng chậm chạp. Thỉnh thoảng chỉ cần đi nhanh một chút, bạn sẽ cảm giác như đôi chân không nghe lời của cơ thể nữa, bước đi không còn tự nhiên và dẻo dai. Hệ quả sau đó là chân bị đau nhức suốt mấy ngày liền, thậm chí còn xuất hiện tình trạng co rút cơ bắp.

Một phần nào đó ở chân bị lạnh bất thường

Cho dù trời nóng bức, bạn vẫn luôn cảm thấy một bộ phận nào đó ở chân luôn bị lạnh run, có thể là bắp chân, đùi, hay kéo dài từ phần mông xuống đến tận gót chân. Tình trạng này là do tuần hoàn máu không còn thông suốt và thuận lợi, đồng thời cũng có thể liên quan đến bệnh về cột sống.

Số lần bị chuột rút nhiều hơn

Ngoại trừ trường hợp bị chuột rút do sau khi vận động hoặc bị nhiễm lạnh ra, nếu bạn vẫn thường xuyên bị chuột rút ở chân thì cần phải thận trọng, đây có thể là biểu hiện của loãng xương. Ngoài ra, một số người còn xuất hiện tình trạng đau nhức gót chân cũng cần đặc biệt đề phòng và kịp thời thăm khám, điều trị.

Đau nhức khớp hông và gối

Hầu như tất cả các khớp xương đều sẽ trở nên suy yếu theo sự tăng trưởng tuổi tác, đặc biệt là khớp hông và khớp gối. Khi đi xuống cầu thang hoặc ngồi xổm hay nhảy lên nếu như cảm thấy khó chịu và bất tiện, thậm chí còn có cảm giác chân bị ma sát, khó cử động thì cho thấy các khớp đang cần bảo vệ và cải thiện gấp.

Người già chân không già

1. Rửa chân khô: Dùng đôi tay áp sát 2 bên cạnh đùi trái, dùng lực nhẹ nhàng xoa bóp cho đùi theo hướng trừ trên xuống dưới, cho đến hết mắt cá chân. Sau đó thì lại từ mắt cá chân xoa bóp lên đùi. Tương tự áp dụng cho chân phải, lặp lại khoảng 10-20 lần. Như vậy giúp cho các cơ và các khớp được tăng cường chức năng và hoạt động linh hoạt hơn.

2. Xoa bóp bắp chân: Dùng 2 tay kẹp bắp chân lại, xoay chuyển nhào nặn, mỗi lần nhào nắn khoảng 20-30 lần, làm khoảng 6 lần như vậy. Phương pháp này giúp đả thông huyết mạch, tăng cường thể lực cho chân.

3. Lắc chân: Một tay vịn tường hoặc cây, lắc chân hướng ra phía trước, dùng mũi chân nghiêng lên trên phía trước, sau đó lắc chân ra phía sau và mỗi lần lắc khoảng 80-100 lần. Phương pháp này giúp đề phòng teo cơ, chân yếu hoặc liệt, chuột rút bắp chân,…

4. Chà xát lòng bàn chân: Hai lòng bàn tay ma sát sinh nhiệt và sau đó dùng tay chà vào lòng bàn chân, làm khoảng 100 lần.

dieu-chi-em-can-phai-biet-khi-mang-thai-thang-thu-5-4676-3_f8eba14c3e0642ea9c530a371c9a4c92_grande

5. Kéo ngón chân: Ngồi xuống, để chân thẳng, cúi đầu, cơ thể uốn cong ra phía trước, dùng hai tay kéo các ngón chân 20-30 lần. Phương pháp này giúp lưng và chân khỏe mạnh, tăng độ dẻo dai.

6. Xoa bóp đầu gối: Hai chân đặt song song và gần nhau, co đầu gối hơi ngồi xổm, hai tay trên đầu gối, chà xát theo chiều kim đồng hồ 10 lần và sau đó ngược chiều kim đồng hồ chà xát 10 lần.

7. Giữ ấm chân: Giữ ấm chân nghĩa là phải thường xuyên duy trì độ ấm cho chân, nếu chân lạnh, phải đi tất, sưởi ấm. Mỗi đêm nếu ngâm chân bằng nước ấm, sẽ rất tốt, có thể giúp cho máu lưu thông đến toàn cơ thể một cách dễ dàng.

8. Tập thể dục

Trước khi đi ngủ, thực hiện vận động các chi, trong đó đặc biệt quan tâm đến các bài tập tác động đến cơ ở chân có thể giúp đôi chân chắc khỏe. Động tác chùng gối là một trong những động tác có thể vận dụng một cách dễ dàng và có tác dụng trực tiếp đối với sức khỏe và vẻ đẹp của đôi chân.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Huyền Mai