Hà Nội công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô trong năm 2016

( PHUNUTODAY ) - 10 sự kiện tiêu biểu của Hà Nội năm 2016 do các sở, ngành, địa phương bình chọn và ý kiến đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu, khoa học và nhân dân Thủ đô vừa được công bố như sau:

1. Đại hội lần thứ XII của Đảng thành công tốt đẹp 

Đại hội Đảng lần thứ XII diễn ra tại Hà Nội từ 20 đến 28/1/2016. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm 30 năm đổi mới theo quyết sách tại Đại hội VI của Đảng và căn cứ tình hình thực tiễn với tầm nhìn cho cả chục năm sau, Đại hội XII đã định ra những đường hướng quan trọng cho một thời kỳ phát triển mới của đất nước với “bốn trụ cột”, trong đó “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm”, “xây dựng Đảng là then chốt”, “xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần” và “tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

2. Kinh tế tăng trưởng cao, môi trường đầu tư được cải thiện

10-su-kien-noi-bat-cua-ha-noi

 Thủ đô ngày càng phát triển đi lên, xứng tầm là trung tâm văn hóa - chính trị của cả nước, nâng tầm vị thế đất nước. Ảnh minh họa

Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố tăng 8,2%. Hà Nội tập trung đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp: Tổ chức thành công hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tư và phát triển"; thành lập mới 22.365 doanh nghiệp, tăng 19% so với năm 2015; vốn đầu tư xã hội ước đạt 462,413 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 3,096 tỷ USD, tăng 2,9 lần so với năm 2015; thu ngân sách 155.700 tỷ đồng (đạt 101%).

3. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Hà Nội được Trung ương đánh giá là địa phương đi đầu trong tổ chức thực hiện Nghị quyết và đạt được kết quả tích cực. Toàn thành phố đã giảm được 59 đầu mối phòng, ban; 130 đơn vị sự nghiệp; 39 trưởng phòng và 143 phó trưởng phòng cấp sở, ban, ngành trực thuộc thành phố; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, ngành từ 401 đơn vị giảm xuống còn 280 đơn vị (30,2%); các đơn vị sự nghiệp cấp huyện từ 169 đơn vị giảm xuống còn 66 đơn vị (60%).

4. Tri ân các thế hệ đi trước, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến; 70 năm Ngày thành lập Lực lượng vũ trang Thủ đô

Từ thành phố đến cơ sở đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân: Thăm hỏi, tặng quà, gặp mặt... các nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp.

Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, tọa đàm, hội thảo, thi tìm hiểu, viếng nghĩa trang liệt sỹ... có ý nghĩa giáo dục truyền thống, đặc biệt là cho thế hệ trẻ Thủ đô.

Tu sửa, nâng cấp, chỉnh trang các di tích cách mạng kháng chiến gắn với sự kiện 60 ngày đêm toàn quốc kháng chiến trên địa bàn Hà Nội: Làng Vạn Phúc, Chùa Trầm, Pháo đài Láng, bến đò Tứ Tổng, Ô Cầu Dền... Tổ chức thành công Lễ míttinh cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến.

5. Thiên tai gây thiệt hại 1,7 tỷ USD

Tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng thiên tai cực đoan ở Việt Nam, không chỉ khiến 235 người chết trong năm 2016 mà còn gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính tổng thiệt hại toàn ngành do thiên tai trong năm vừa qua lên đến 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD) - đây là con số cao nhất từ trước tới nay.

Những tháng đầu năm, nhiều vùng miền đã trải qua nạn hạn hán khốc liệt nhất từ trước tới nay. Hậu quả là ở vùng ĐBSCL có 11/13 tỉnh bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, với 405.000 ha lúa và hoa màu, 28.500ha cây ăn quả, 82.000 ha diện tích tôm nuôi bị mất trắng... Khu vực Tây Nguyên cũng đã có 157.000 ha đất nông nghiệp bị hạn.

Ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, hạn hán cũng đã khiến 40.500 ha lúa phải dừng sản xuất, 36.000 ha cây trồng khác bị hạn... Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12/2016, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã gặp liên tiếp 5 đợt mưa lũ lớn trên diện rộng với cường độ cực đoan, gây ra lũ chồng lũ ở nhiều tỉnh.

Tính riêng 5 đợt này, đã khiến 111 người chết và mất tích, hơn 316.000 ngôi nhà, hơn 42.800 ha lúa, 39.000 ha hoa màu bị ngập hư hại. Ngày 26/4/2016, Chính phủ công bố Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của Chính phủ và Liên hợp quốc cần 48,5 triệu USD. Trong năm đã huy động được 26,4 triệu USD, đáp ứng 54,4% kế hoạch ứng phó khẩn cấp, trong đó nguồn lực quốc tế huy động được 18,4 triệu USD.

6. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch thăng hoa

Với tổng điểm 202,5 ở chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử khi trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành Huy chương vàng tại kỳ Olympic; vận động viên Lê Văn Công phá kỷ lục Paralympic, dành huy chương vàng môn cử tạ.

Cùng với tấm huy chương mang tầm cỡ thế giới của Hoàng Xuân Vinh là sự kiện “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên không có đối thủ trên đường đua xanh tại Đông Nam Á khi giành tới 8 huy chương vàng tại sự kiện thể thao lớn nhất khu vực. Sau đó nữ vận động viên này đã phá kỷ lục Giải bơi vô địch châu Á với thành tích 4 phút 37 giây 71 và dành huy chương vàng 400 m cá nhân hỗn hợp.

Năm 2016, đội tuyển bóng đá U19 Việt Nam làm nên chấn động ở giải U19 châu Á và giành quyền tham dự U20 World Cup. Đây là lần đầu tiên bóng đá Việt Nam giành vé tham dự một giải đấu tầm thế giới. Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã gửi lời chúc mừng đến người hâm mộ Việt Nam.

Năm 2016 là năm đầu tiên các danh lam, thắng cảnh của Việt Nam được nhà làm phim Hollywood đưa vào các cảnh quay trong bộ phim bom tấn của mình; cũng là năm Việt Nam có thêm 3 di sản thế giới được vinh danh. Đây còn là năm đầu tiên ngành du lịch đón được vị khách thứ 10 triệu, một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng trong hành trình 56 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

7. Tổng thu từ khách du lịch: Ước đạt hơn 400.000 tỷ đồng

Ước tính tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch (Tổng thu từ khách quốc tế đến Việt Nam) năm 2016 đạt hơn 11 tỷ USD (tương đương 238.945 tỷ đồng). Tổng tiêu dùng du lịch trong nước (Tổng thu từ khách du lịch nội địa) ước đạt 161.755 tỷ đồng

Tổng thu từ khách du lịch (Bao gồm tổng giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước) ước đạt trên 400.000 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2015

Trong năm 2016, có 237 doanh nghiệp được cấp giấy phép mới, 172 doanh nghiệp được đổi giấy phép và 70 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép. Hiện cả nước có 1.602 doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong đó có 09 doanh nghiệp nhà nước, 515 doanh nghiệp cổ phần, 16 doanh nghiệp liên doanh, 1.054 công ty TNHH, 08 doanh nghiệp tư nhân.

Về số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ, hiện trong cả nước có 18.595 hướng dẫn viên, trong đó có 7.854 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 10.740 hướng dẫn viên du lịch quốc tế (trong đó, tiếng Anh: 5.791; tiếng Trung: 1.957; tiếng Pháp: 1.118; tiếng Nhật Bản: 477; tiếng Đức: 393; tiếng Nga 451; tiếng khác: 554) và hàng chục nghìn thuyết minh viên tại các điểm du lịch.

Chỉ tính riêng trong năm 2016, có 75 cơ sở lưu trú trong phân khúc từ 3-5 sao được công nhận (trong đó có 13 cơ sở lưu trú hạng 5 sao, 26 cơ sở lưu trú hạng 4 sao và 36 cơ sở lưu trú hạng 3 sao). Tuy nhiên, cũng có 36 cơ sở lưu trú trong phân khúc này bị thu hồi quyết định công nhận hạng sao do không đảm bảo chất lượng (trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 12 khách sạn 4 sao và 23 khách sạn 3 sao).

Hiện số lượng cơ sở lưu trú trên cả nước là 21.000 cơ sở lưu trú du lịch với trên 420.000 buồng (tăng 2.200 cơ sở lưu trú so với năm 2015), trong đó: 106 khách sạn 5 sao với 30.424 buồng, 231 khách sạn 4 sao với 30.024 buồng, 447 khách sạn 3 sao với 31.044 buồng, 1.550 khách sạn 2 sao với 49.900, 4.000 khách sạn 1 sao với 68.000 buồng, 10 khu căn hộ cao cấp với 1.558 căn hộ.

8. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; học sinh Hà Nội đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế; thể thao Hà Nội có 8 vận động viên tham dự Olympic.

Thành phố quan tâm đầu tư cho lĩnh vực giáo dục trên nhiều phương diện. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng lên. Năm 2016, đã xây dựng được 104 trường đạt chuẩn quốc gia (vượt 136%), nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố lên 1.208/2.122 trường (chiếm 56,9%).

Đạt 147 giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; hơn 100 huy chương các loại tại các kỳ thi quốc tế. Đặc biệt, đoàn học sinh Hà Nội, đại diện cho học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế năm 2016 tại Indonesia đã giành 7 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng ở phần thi toán, xếp thứ nhất trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có thí sinh tham dự ở môn toán.

Về các cuộc thi tay nghề, học sinh Hà Nội giành 3 huy chương vàng tại Kỳ thi tay nghề ASEAN 2016; đoạt giải Nhất toàn đoàn tại Kỳ thi tay nghề quốc gia 2016 và Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc 2016.

Lần đầu tiên Hà Nội có 8 vận động viên (chiếm 34,78% tổng số vận động viên thể thao Việt Nam) đạt thành tích xuất sắc vượt qua vòng loại để góp mặt ở Olympic Rio 2016 tại Brazil.

9. Kiểm soát tốt dịch bệnh; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân

Ngành Y tế Hà Nội đưa vào sử dụng Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội đạt tiêu chuẩn châu Âu, đây là một trong 4 Trung tâm mang tầm quốc tế với những phương pháp, kỹ thuật hiện đại chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong khám và điều trị bằng kỹ thuật cao.

Ngành y tế Hà Nội kiểm soát và khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch bùng phát; ngăn ngừa dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mới nổi (MERS-CoV, Ebola, Zika) xâm nhập vào thành phố.

Củng cố và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đến nay có 560/584 xã, phường, thị trấn (96%) đạt chuẩn quốc gia y tế (năm 2017 sẽ hoàn thành xây dựng chuẩn quốc gia y tế, về trước 3 năm so với kế hoạch quốc gia); triển khai có hiệu quả mô hình bác sỹ gia đình với 90 phòng khám bác sỹ gia đình được thiết lập, thực hiện quản lý sức khỏe và chăm sóc y tế tới người dân trong hộ gia đình.

10. Em bé bị bỏng nguyên phần đầu vì ngã vào chảo dầu

Nước sôi, nồi canh nóng, chảo dầu nóng, bàn là… là một vài trong hàng loạt tác nhân có thể gây tai nạn bỏng ở trẻ nhỏ trong mỗi gia đình.

image003-1482308156976

 Tiểu Văn nhập viện sau khi bị bỏng chảo dầu nóng.

Đây đều là những mối nguy hại dễ thấy có thể phòng tránh được, tuy nhiên vẫn có rất nhiều vụ tai nạn bỏng thương tâm xảy ra ở trẻ nhỏ, khiến trẻ phải chịu thương tật suốt đời hoặc thậm chí tử vong.

Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp của bé trai 3 tuổi tên Tiểu Văn ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hồi cuối tháng 10 vừa qua. Khi người nhà đang chiên đậu hũ trong chảo dầu nóng, Tiểu Văn từ trong phòng chạy ra vô tình đụng phải chảo dầu khiến nửa thân mình chìm trong dầu nóng, nửa mặt và tay chân của bé bị thiêu rụi hoàn toàn, bộ phận sinh dục cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng.

Theo:  khoevadep.com.vn