Chuối là trái cây phổ biến dễ tìm và lại rẻ tiền nên rất được nhiều người ưa chuộng. Ở Việt Nam chuối được dùng lúc xanh, lúc chín. Vậy chuối xanh, chuối vừa chín hay chuối chín có đốm nâu thì tốt hơn?
Dinh dưỡng trong chuối xanh là gì?
Chuối xanh có thể dùng để chế biến các món nấu, xào hoặc luộc. Chuối xanh giàu tinh bột nhưng đó là tinh bột kháng tức tinh bột hấp thu chậm. Tinh bột này khó phân hủy nên không làm tăng đường huyết đột ngột. Chúng được đi trực tiếp qua ruột nên giúp giảm hấp thu chuyển hóa tốt cho bệnh tiểu đường.
Chuối xanh cũng có công dụng tăng cường sức khỏe đường ruột. Chuối xanh hoặc chuối ương cũng hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 vì chúng có chỉ số đường huyết thấp hơn hơn hẳn chuối chín. Chỉ số GI của chuối xanh là 30 trong khi chỉ số này ở chuối chín là 58. Khi luộc chuối xanh thì tinh bột kháng trong chuối tăng lên, trong khi đó nhiều thực phẩm khác khi nấu chín thì tinh bột bị phân hủy. Do đó ăn chuối xanh luộc tốt hơn cho cơ thể chúng ta. Việc ướp lạnh chuối xanh cũng giúp cho lượng tinh bột kháng tăng thêm 50%. Quá trình làm lạnh khiến tinh bột hình thành cấu trúc mới, có khả năng chống tiêu chảy tốt.
Chuối chín vàng
Chuối chín là cách dùng phổ biến. Trong chuối chín còn có nhiều muối khoáng (canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali) và các vitamin (0,12mg carotene; 0,04mg vitamin B1; 0,05mg vitamin B2; 0,7mg vitamin P6; 6g vitamin C…). Nhưng chuối chín giàu tinh bột, đường tự nhiên dễ tiêu hóa nên cơ thể hấp thu nhanh. Chuối chín giúp tim khỏe mạnh, tăng cường hoạt động não bộ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng. Chuối chín cũng là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ bệnh tim mạch và duy trì vẻ trẻ trung của cơ thể. Chuối chín cũng được xem là một trong những thực phẩm tốt cho chế độ giảm cân.
Chuối chín có đốm nâu
Dấu hiệu đốm nâu xuất hiện thể hiện tinh bột trong chuối đã được chuyển hóa thành đường. Chuối chín ở giai đoạn này tạo ra một chất giúp tiêu diệt khối u tốt hơn hơn gọi là chất TNF. Chất này giúp hỗ trợ tiêu diệt khối u bất thường trong cơ thể. Trong nghiên cứu công bố năm 2009 trên Tạp chí Food Science and Technology Research, các nhà khoa học tại Đại học Teikyo, Nhật Bản phát hiện chuối xuất hiện đốm nâu giúp tăng cường sức mạnh của các tế bào bạch cầu (chống nhiễm trùng) gấp 8 lần so với chuối có vỏ xanh. Mức độ này gia tăng tỷ lệ thuận với việc chuối chín. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn nên ăn chuối đã đen vỏ và lên men.
Vậy ai nên ăn chuối xanh, chuối chín, chuối chín nâu?
Theo như thông tin dinh dưỡng ở trên, chúng ta có thể thấy cả 3 loại chuối từ xanh đến chín, chín kỹ đều có những lợi ích nhất định cho cơ thể nhưng không hoàn toàn giống nhau. Bởi thế với những người khỏe mạnh bình thường nên dùng kết hợp cả 3 loại để nhận được lợi ích đa dạng nhất. Những người có bệnh tiểu đường nên thiên về ăn chuối xanh và chín hơn chuối nâu. Những người thiếu cân cần bổ sung thêm năng lượng thì nên ăn chuối chín.