Sơn móng tay, chân phá hủy hormone và thần kinh, tăng dị tật thai: Nhiều mẹ vẫn vô tư 'làm điệu' cho con

( PHUNUTODAY ) - Sơn móng tay, chân để làm đẹp là việc quen thuộc với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, sơn móng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.

Mình tin là các chị em phụ nữ khác cũng như mình, cực kỳ thích đi làm đẹp, nhất là làm nail.  Trung bình cứ 2 tuần mình lại đi làm móng một lần, làm mãi thành nghiện, đợt nào nhìn chân tay không có gì là khó chịu lắm.

Thế nhưng, hôm trước lên mạng đọc, thấy một bài báo nói về tác hại của sơn móng tay, mình đọc xong nghĩ mà thấy sợ luôn.

1

Khoa học phát hiện: Sơn móng tay có thể phá hủy hormone, làm suy giảm khả năng sinh sản

Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện rằng: Chúng ta đang thẩm thấu ít nhất 1 hóa chất tiềm tang có thể phá hủy hormone mỗi lần sơn móng tay. Loại hóa chất này có tên là triphenyl phosphate (TPP). Nó có tác dụng tăng độ bám dính của sơn móng tay.

Các chuyên gia cho biết: TPP là 1 thành phần của sơn móng tay và nhiều đồ gia dụng như ghế cao su, chăn, ga, gối, đệm, đồ điện tử… Từ kết quả nghiên cứu lần này, các nhà khoa học nhận thấy TPP có khả năng phá hủy hormone ở cả người lẫn động vật.

Một nhóm nhà khoa học của ĐH Duke (Mỹ) đã tiến hành tập trung xem xét tác động tiềm tàng của việc hấp thu TPP với liều lượng thấp theo thời gian. Theo đó, họ khám phá ra rằng: 10 – 14 tiếng sau khi sơn móng tay, tình nguyện viên có lượng DPHP (loại hóa chất sinh ra khi cơ thể chuyển hóa TPP) tăng gấp 7 lần so với bình thường. Từ 10 – 20 tiếng sau đó, DPHP dường như đạt đỉnh và sẽ giảm xuống. Như vậy, sơn móng tay có thể là một nguồn khiến TPP thẩm thấu ngắn hạn.

Ông Richard Sachleben – Phát ngôn viên của Hiệp hội hóa học Mỹ nhấn mạnh: Công trình nghiên cứu này không nhằm xác định lượng TPP tích tụ có thực sự gây hại cho con người hay không.

Thế nhưng, hồi tháng 7/2015 từng có một nghiên cứu khoa học. Theo đó, người ta phát hiện ra rằng những con chuột thường xuyên tiếp xúc với TPP trong 1 tháng thì tinh hoàn bị teo nhỏ.

Hồi tháng 6/2015 cũng có 1 nghiên cứu khoa học nhận định: TPP nằm trong lớp chất làm chậm cháy có thể thay đổi hormone sinh sản ở cá ngựa. Đồng thời, họ cũng nhận định: TPP có liên quan tới nồng độ tinh binh thấp hơn và sự gia tăng prolactin – một hormone gắn liền với trục trặc trong chuyện giường chiếu của nam giới.

Tất nhiên, những điều này khoa học vẫn còn cần thêm thời gian để kiểm chứng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hạn chế tối đa việc sử dụng sơn móng tay cũng như các đồ vật có chứa hóa chất này để bảo vệ sức khỏe.

2

Ngoài việc ảnh hưởng tới hormone sinh sản, sơn móng tay còn gây ra nhiều tác hại với sức khỏe:

+ Làm hỏng móng và lớp biểu bì do trong sản phẩm này chứa benzen, toluen, acetondibutyl, formaldehyde... Những chất này khiến lớp sừng bám trên bề mặt móng bị tổn thươg khiến móng bị giòn, dễ gãy.

Ngoài ra, khi cắt sửa móng tay nhiều người thường cắt sát khiến phần thịt ở đầu móng bị lộ. Lúc này, lớp sừng cứng bảo vệ bị mất đi làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

+ Ảnh hưởng tới hệ thần kinh do chất toluene trong sơn móng tay bị bốc hơi trong không khí. Khi chúng ta hít vào sẽ tác động tiêu cực tới hệ thần kinh, kích thích mắt, cổ họng và phổi.

+ Gây hại tới tim, gan và phổi do trong sơn móng tay có chứa Ethyl acetate và butyl acetate. Đây là dạng axetic thường được dùng làm dung môi đánh bóng móng tay. Các chuyên gia cho biết: Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất này trong thời gian dài sẽ gây hại tới tim, gan, phổi.

Benzen trong nước tẩy móng tay nhanh chóng được hấp thu sẽ đi vào gan, tủy sống và các tế bào mỡ. Khi đó, chúng sẽ tác động trực tiếp tới tủy xương, cản trở quá trình tạo máu rồi gắn vào các protein, AND, gây trở ngại với sự tăng trưởng, tái tạo và làm đột biến tế bào.

+ Gây dị tật thai nhi do các chất hóa học thâm nhập vào cơ thể mẹ rồi đi vào não, gan, thận, tổn hại hệ thần kinh khiến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Chất phthalate và toluene trong sơn móng tay nếu vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, dị dạng thai nhi.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link