Trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong mâm cúng của người Việt. Tuy nhiên vì tục ăn trầu không còn phổ biến như trước nên những ngày tuần rằm mua trầu cau về thắp hương xong thì các gia đình thường bỏ đi vì không ai ăn. Nhưng điều đó thật phí. Trầu và cau có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Lợi ích của quả cau
Chữa giun sán: Hoạt chất Arecolin trong quả cau có tác dụng làm tăng nhu động ruột, làm tê bại hoạt động của giun sán giống như nicotin, bằng cách ức chế hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ nên sán không thể bám vào thành ruột được.
Chữa xơ gan báng bụng: Phúc vì tức vỏ cau và phục linh thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa xơ gan báng bụng. Do đại phúc bì có khả năng hành thủy, hạ khí, đưa thấp dịch thủy thũng ở bì phu, vùng rốn ra ngoài qua đường tiểu tiện.
Chữa ăn uống không tiêu: Quả cau và vỏ quả cau đều là những vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Chữa tiểu khó: Vỏ quả cau có tính hành thủy, hạ khí mạnh, nên bài tiết được nước đình trệ toàn thân. Do đó khi bí tiểu khó tiểu, tiểu dắt dùng quả cau có thể hỗ trợ được tốt hơn.
Hạ huyết áp: Do vỏ quả cao có khả năng lợi thủy mạnh nên làm giảm được thể tích lòng mạnh, có vai trò giống như thuốc lợi tiểu trong việc hạ huyết áp.
Công dụng của lá trầu
Lá trầu giảm đau: Lá trầu giã nát đắp vào vết thương bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… có thể hỗ trợ giảm đau.
Chữa táo bón: Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày nên giảm chứng táo bón.
Chống lại đầy hơi khó tiêu: Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng. Đồng thời chúng cũng giúp giảm các cơn đau bụng do đầy hơi khó tiêu.
Lá trầu cũng giúp tăng cảm giác đói hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Kháng viêm bảo vệ sức khỏe răng miệng: Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng nhờ khả năng kháng khuẩn của lá này. Lá trầu cũng giúp làm dịu cơn đau răng. Có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.
Chữa ho: Lá trầu thuộc dạng lá tự nhiên có tính kháng sinh mạnh. Do đó khi ngậm, nhai, súc miệng lá trầu giúp hỗ trợ giảm cơn ho, làm sạch miệng.
Chữa viêm phế quản: Nhờ tác dụng làm giảm viêm nhiễm nên lá trầu được dùng trị viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.
Khử trùng: Nấu nước lá trầu không rửa mặt rửa vết thương giúp khử trùng làm sạch da, gội đầu giúp trị nấm ngứa đầu, súc miệng giúp sạch miệng.
Do đó sau khi thắp hương xong bạn hãy giữ lại trầu cau như một cách thụ lộc và dùng chúng vào những việc hữu ích trên. Bạn có thể cho lá trầu vào tách hãm lấy nước để rửa mặt, súc miệng, cho quả cau vào nấu nước uống. Hoặc có thể mang chúng phơi khô tích lại sau nhiều lần rồi dùng khi cần.