Khi bạn nổi nóng với người thân của mình, hãy làm 3 cách này để ức chế cơn nóng giận

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người thường hay nổi nóng với người thân. Nguyên do vì sao?

Rất nhiều người thường hay nổi nóng với người thân. Cho dù khi mọi việc qua đi họ đều cảm thấy hối hận nhưng chứng nào lại tật đấy.

Phải chăng, chính sự bao dung của người thân khiến chúng ta trở nên tùy tiện hơn. Khi chịu oan ức bên ngoài, chúng ta thường về nhà trút bực dọc cho hả giận. Trong một môi trường có cảm giác an toàn như vậy, ta rất dễ quên đi cách nói năng cẩn thận, thậm chí còn dùng những lời châm biếm, bẻ cong, khoa trương, hạ thấp người thân.

Nếu từng là một người không thể nhẫn nại với người thân như thế, bạn hãy làm điều này

251

 Cách kiềm chế cơn tức giận. Ảnh nguồn: Internet.

Hãy thư giãn

Khi giận dữ, hãy tập hít thở sâu, tưởng tượng ra những cảnh nghỉ ngơi, hay đọc đi đọc lại một khẩu hiệu như: "Rồi tôi sẽ ổn thôi" hay "Bình tĩnh nào"...

Bạn cũng có thể nghe nhạc, viết mọi suy nghĩ lên giấy, hay tập vài động tác thể dục... Hãy làm tất cả mọi thứ mà bạn cảm thấy mình thoải mái nhất mà không ảnh hưởng tới bất kỳ ai. 

Hãy để cảm xúc qua đi rồi mới bắt đầu câu chuyện

Nhà lịch sử học nước Anh và Rustomji, nhà quản lý học, trong cuốn sách có nhan đề “Giỏi thấu hiểu người khác” có nói: “Khi tranh cãi, hãy nhớ đừng cắt ngang lời người khác, hãy để họ nói xong. Khiêm nhường, thành khẩn lắng nghe mới có thể dốc lòng với nhau, mới có thể nói được rõ ràng”. Bởi mỗi con người khi đang giận dữ chúng ta rất khó nói được lý lẽ rõ ràng.

Lại từng nghe: “Gió yên thì sóng lặng, sóng lặng thì nước trong, nước trong thì có thể nhìn thấy cá bơi lội”. Đợi khi trời yên biển lặng rồi, câu chuyện nói ra sẽ mới không làm tổn thương tới tình cảm đôi bên. 

Ngồi tĩnh tâm và xem xét vấn đề ở một góc độ

Mọi người đều mong rằng lý lẽ của cá nhân là đúng và đối phương phải tiếp nhận ý kiến của mình. Nhưng khi không thể lắng nghe người khác trước, làm sao bạn có thể mong họ lắng nghe mình?

Ngẫm lại, tất cả những lời cằn nhằn, càu nhàu của người thân đều có chung một điểm xuất phát tốt: Lo lắng cho ta. Nếu không lo, họ đã chẳng bao giờ phải nhọc lòng đến vậy, dẫu có thể cái cách mà họ lo lắng chưa thật hợp với ta. 

Nếu có thể nhìn nhận vấn đề theo góc độ này, bạn sẽ nhẫn nại với người thân của mình hơn, chia sẻ nhiều hơn và giải thích cho họ hiểu rằng không nên quá lo lắng cho mình.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn