Hoa quả gọt ra thường bị thâm và nhanh hỏng, vậy làm sao để bảo quản được tươi ngon?
Bảo quản bằng màng bọc thực phẩm
Nếu bạn lo ngại nước cốt chanh có thể ảnh hưởng đến hương vị gốc của trái cây thì có thể sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc trái cây đã gọt. Biện pháp này giúp hạn chế trái cây tiếp xúc với không khí để giữ nguyên vị tươi, ngọt và không bị khô héo do mất nước.
Sau khi gọt vỏ và cắt thành các miếng vừa ăn, bạn cho trái cây vào hộp đựng thực phẩm hoặc đĩa, rồi bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và để nơi thoáng mát đến khi dùng. Cách này có thể giữ cho trái cây tươi lâu khoảng 3 - 4 tiếng.
Bạn có thể áp dụng cách này với hầu hết các loại trái cây khác nhau, từ các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, đu đủ, thanh long cho đến các trái cây có múi như sầu riêng, bưởi, mít hay các loại trái cây giòn như táo, lê, cóc,...
Bảo quản trái cây trong nước lạnh
Ngoài 2 cách trên, bạn cũng có thể bảo quản trái cây đã gọt bằng cách ngâm trong nước lạnh. Cách này sẽ giúp trái cây vừa gọt được tươi lâu, mát lạnh, giữ nguyên được độ giòn và màu sắc.
Cách làm rất đơn giản, sau khi cắt gọt, bạn cho trái cây vào nước lạnh có bỏ một ít đá viên. Như vậy sẽ giúp trái cây của bạn tươi trong vòng 3 - 4 tiếng sau khi cắt gọt. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm quá lâu, nhất là các trái cây mọng nước như cam, dưa hấu, dứa vì có thể khiến trái cây bị nhạt, không còn giữ được độ ngọt.
Cách bảo quản trong nước lạnh này đặt biệt phù hợp với các loại trái cây có độ giòn như ổi, táo, lê, thanh long, dưa lưới,...
Bảo quản trái cây với nước cốt chanh
Axit trong nước cốt chanh có tác dụng chống oxi hóa vô cùng hiệu quả giúp giảm thâm đen đồng thời giữ cho trái cây đã cắt luôn được giòn ngon. Với cách này, bạn có thể bảo quản trái cây được 6 tiếng sau khi cắt gọt.
Bạn chỉ cần cắt và vắt nước cốt 1 quả chanh lên trái cây đã cắt sẵn. Bạn cần lưu ý làm nhẹ tay để tránh làm dập trái cây. Với nước cốt của 1 quả chanh, bạn có thể bảo quản được 1 tô trái cây dung tích hơn 1 lít.
Cách bảo quản bằng nước cốt chanh phù hợp cho các loại trái cây dễ bị thâm hoặc có độ giòn như táo, lê, ổi, đào hay bơ, chuối. Những loại trái cây có nhiều vị chua như kiwi, dứa hay dâu thì không cần dùng nhiều nước cốt chanh bởi các loại trái này đã chứa axit.
Một số loại quả hạn chế để trong tủ lạnh
Bơ
Bơ là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách bảo quản, chúng ta sẽ lãng phí loại trái cây này. Bơ có thể mất một thời gian để chín mềm và chín muồi trong thời gian rất ngắn, do đó phải biết cách bảo quản linh hoạt.
Cần biết việc giữ lạnh cho bơ là điều tốt nhưng nó sẽ ngăn chặn quá trình chín. Nếu muốn bơ chín thật nhanh hãy đặt chúng trên bàn hoặc túi giấy trong 1-2 ngày, sau đó mới bỏ tủ lạnh.
Cam, chanh
Cam và canh là loại trái cây có tính axit cao nên có thể bị hỏng nếu giữ trong nhiệt độ lạnh, có thể hấp thụ mùi của các loại thực phẩm khác, lớp vỏ cũng trở nên xỉn và đổi màu nếu để lạnh quá lâu. Vậy nên bảo quản cam, chanh ở nhiệt độ phòng là hợp lý nhất.
Đu đủ
Muốn đu đủ nhanh chín tốt hơn hết nên để ở bên ngoài tủ lạnh và thường xuyên lật chúng. Nếu vẫn muốn cho vào thủ lạnh thì hãy bọc chúng trong túi giấy rồi bỏ vào tủ, để quá trình chín được diễn ra nhanh chóng.
Dưa hấu
Nếu dưa hấu còn nguyên quả, tốt hơn hết hãy bảo quản ở nhiệt độ phòng. Điều này sẽ giúp dưa hấu giữ được chất chất chống oxy hóa. Cất giữ loại thực phẩm này sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu. Tuy nhiên, sau khi đã được cắt dưa thành các phần, bạn nên cất chúng trong tủ lạnh và bọc kín để dưa không bị nhiễm mùi của các loại thực phẩm khác.
Táo
Táo có thể được lưu trữ trong tủ lạnh, nhưng hãy cẩn thận với những gì bạn lưu trữ chúng. Do khí ethylene mà táo thải ra, các loại trái cây và rau quả khác có xu hướng nhanh chóng hoặc nhanh chín. Nơi tốt nhất để lưu trữ táo sẽ là trên kệ tủ lạnh cao, cách xa các sản phẩm khác. Chúng cũng có thể được giữ ở một vị trí mát mẻ và tránh ánh nắng mặt trời.