Ăn lá sung hàng ngày, cơ thể bạn sẽ thay đổi ra sao? Nhiều cách chế biến lá sung ngon bất ngờ

( PHUNUTODAY ) - Lá sung là loại lá dân dã dung để ăn kèm với một số món nem, cuốn gỏi của Việt Nam nhưng nó lại là vị thuốc quý

Xa xưa, lá sung chủ yếu dùng để ăn với các món nem, chạo và thỉnh thoảng mới dùng bởi vì cuộc sống khốn khó làm gì có thịt để làm nem, chạo. Ngày nay kinh tế phát triển, các món nem, chạo rất đa dạng lại thêm các món gỏi, cuốn phổ biến. Thế nên lá sung được sử dụng rộng rãi hơn. 

Lá sung trong Đông y là một vị thuốc để hỗ trợ bệnh gan, chữa nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm yêu suy nhược. Lá sung càng nhiều nốt sần càng giá trị. Đó là vì nốt sần là do loài sâu P.syllidae ký sinh; tuy con sâu đã bỏ đi rất lâu trước khi những nốt này phồng to, trong đó không có trứng hay sâu ký sinh sót lại. Những nốt sần chỉ hình thành ở những lá mới mọc từ chồi.

la-sung

Lá sung hạ đường huyết

Lá sung theo Đông y có tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Dân gian trước đây dùng lá sung, quả sung chữa tê thấp và dành cho sản phụ để tăng tiết sữa, bổ sung canxi.

Còn y học hiện đại khuyến cáo lá sung tốt cho bệnh nhân tiểu đường, vì chúng giúp hỗ trợ giảm đường máu. Một nghiên cứu nhỏ thực hiện năm 1998 cho thấy chất chiết xuất từ lá sung giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn của những người tham gia, liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn.

Lá sung kháng u 

Một số nghiên cứu cho thấy lá sung và nhựa cây sung có tính kháng khối u và tế bào lạ. Nên dùng lá sung giúp hỗ trợ tế bào ung thư ruột, ung thư vú, cổ tử cung...

Lá sung cải thiện huyết áp

Những người thường xuyên ăn lá sung cso thể giảm được mỡ máu và hạ huyết áp tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp và tim mạch. 

la-sung-lam-tra

Lá sung chữa sưng viêm và mụn nhọt

Lá sung có tính kháng khuẩn giúp làm sạch mụn nhọt, làm sáng da và giảm sưng viêm bong gân ngoài da.

Cách dùng lá sung

Lá sung có thể rửa sạch ăn sống, ăn kèm cùng với các món nem muốn, chạo nổi tiếng của người Việt.

Lá sung dùng để nấu cháo: Thường thì sẽ dùng lá sung kết hợp với chân giò, đu đủ non, một chút gạo nếp nấu thành cháo và ăn ngày 2 lần. 

Lá sung sắc nước uống: Dùng lá sung kết hợp với rau má, sâm đại hành khô, nhân trần sắc hoặc hãm trà lấy nước uống hàng ngày. 

Lá sung rửa mặt: Lấy lá sung đun nước rồi xông rửa mặt, đắp mặt. 

Lưu ý khi dùng lá sung: Nên chọn những loại lá càng nhiều nốt sần càng tốt cho sức khỏe. Lá sung trên cao không bị nhiễm thuốc trừ sâu nhưng có thể bị nhiễm bụi và bẩn trong không khí do đó vẫn cần vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Nên dùng lá sung mới hái để tận dụng được cả nhựa của lá sung.

Khi dùng lá sung nên dùng lá bánh tẻ không quá già không quá non sẽ hiệu quả hơn là dùng lá sung non. Lá sung non chưa đủ hoạt chất và ăn bị mềm nhũn, lá sung già nhiều chất xơ, vị chát không ngon.

Với những công dụng và lợi ích như trên thì bạn không chỉ dùng lá sung vào những khi ăn món cuốn, gỏi nữa mà có thể dùng vào bất cứ lúc nào hãm như uống trà nhé.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn