Cách đơn giản giúp nhiệt miệng nhanh khỏi

11:38, Thứ sáu 31/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng những phương pháp dưới đây để giảm đau cũng như giúp vết nhiệt nhanh khỏi.

Nhiệt miệng là tình trạng có thể xảy ra khi một tuyến nước bọt bị tổn thương hoặc bị tắc. Các nốt tổn thương này xuất hiện ở niêm mạc trong miệng hoặc trên lưỡi. Vết nhiệt miệng gây ra khó chịu, đau rát mỗi khi ăn uống. Nếu không chăm sóc đúng cách, vết loét thậm chí có thể rộng và sâu hơn ban đầu.

Để giảm đau và giúp vết loét nhanh lành hơn, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây.

Sử dụng nước muối

Muối là một trong những phương pháp đơn giản giúp diệt khuẩn, chăm sóc răng miệng. Nó cũng có thể làm giảm đau, sưng tấy, loại bỏ chất nhờ ở khu vực tổn thương.

Sử dụng nước muối có thể làm dịu và giúp vết nhiệt miệng mau lành.

Sử dụng nước muối có thể làm dịu và giúp vết nhiệt miệng mau lành.

Bạn chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng mỗi ngày, vừa giúp răng miệng sạch sẽ, vừa làm vết loét nhanh lành.

Dùng đá lạnh

Sử dụng đá lạnh để chườm vị trí đang bị nhiệt là cách giảm đau tức thì. Nhiệt độ thấp có thể làm giảm kích ứng với vết loét, khiên khu vực bị nhiệt tê liệt và không còn cảm giác đau nữa. Bạn có thể lấy vài viên đá lạnh để đặt vào chỗ đau trong khoảng một phút, có thể lặp lại vài lần trong ngày.

Nếu không muốn chườm, bạn có thể lấy một chút nước lạnh và ngậm trong miệng, cơn đau cũng sẽ giảm đi.

Sử dụng đá lạnh và túi trà để chườm vào chỗ bị nhiệt miệng sẽ giúp giảm đau, làm vết loét nhanh lành.

Sử dụng đá lạnh và túi trà để chườm vào chỗ bị nhiệt miệng sẽ giúp giảm đau, làm vết loét nhanh lành.

Sử dụng túi trà

Trà có chứa axit tannic có tác dụng giảm đau, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Bạn có thể thấy túi trà đã pha và để trong tủ lạnh khoảng 30 phút cho túi trà có độ lạnh nhất định. Sau đó, lấy túi trà lạnh đặt vào chỗ bị nhiệt. Khi túi trà không còn lạnh nữa thì bỏ ra.

Sử dụng lô hội

Phần gel trong bên trong lá cây lô hội (nha đam) có thể sử dụng để làm dịu và thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương. Bản thân lô hội cũng có tính kháng viêm tốt. Bạn có thể lấy gel trong bên trong lá lô hội và bôi lên chỗ bị đau, để nguyên như vậy trong khoảng 20 phút rồi súc miệng bằng nước ấm. Ngoài ra, có thể dùng nước ép lá lô hội để làm nước súc miệng.

Dùng rễ cây cam thảo

Sử dụng rễ cam thảo có tác dụng nhất định trong việc làm lành vết thương. Nó có thể tạo thành lớp phủ bao bọc vùng tổn thương, ngăn ngừa kích ứng.

Hãy cho rễ cam thảo vào nước nóng và ngâm trong vài giờ. Lấy phần nước này để súc miệng. Thực hiện súc miệng bằng nước rễ cam thảo vài lần trong ngày để giảm đau và giúp vết loét mau lành.

Dùng mật ong

Sử dụng mật ong cũng có thể làm dịu các vết nhiệt miệng. Mật ong có tác dụng kháng viêm, giúp giảm sung tấy rất tốt. Để tăng hiệu quả làm lành vết thương, kháng khuẩn, bạn có thể trộn mật ong với một ít bột nghệ. Bôi hỗn hợp này lên chỗ bị nhiệt miệng và để khoảng 15 phút. Sau đó, súc miệng với nước ấm.

Bạn cũng có thể bôi mật ong nguyên chất lên vị trí bị đau để giảm đau, làm viết nhiệt miệng nhanh lành.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: nhiệt miệng