Đổ muối xuống đường ống thoát nước: Giải quyết vấn đề nhà nào cũng cần, tiết kiệm được rất nhiều tiền

11:57, Thứ bảy 01/04/2023

( PHUNUTODAY ) - Hãy thử đổ muối xuống đường ống thoát nước, kết quả thu được sẽ khiến bạn ngạc nhiên và vô cùng tâm đắc.

Muối là một gia vị phổ biến đối với mọi nhà. Không chỉ tạo hương vị cho món ăn, muối còn có tác dụng như một công cụ bảo trì hệ thống ống nước gia đình. Hãy thử đổ muối xuống đường ống thoát nước, kết quả thu được sẽ khiến bạn ngạc nhiên và vô cùng tâm đắc.

Tác dụng khi đổ muối xuống đường ống thoát nước

1. Muối hòa tan vật chất trong đường ống

Muối hòa tan các thứ trong cống bị tắc, đặc biệt là dầu mỡ. Nếu thấy cống càng lúc càng tắc, bạn hãy đổ nửa cốc muối xuống, sau đó là một cốc giấm trắng và baking soda (muối nở). Khi thông cống, muối sẽ phát huy tác dụng, giúp vật gây tắc nghẽn dễ hòa tan, trôi ra nhanh hơn.

Sau khoảng 10 phút thì bạn xả kỹ cống sau khi cho muối xuống, đường ống nhà bạn sẽ thông thoáng, sạch sẽ, không còn cặn bẩn và vi khuẩn bám lại.

2-1546709774-940-width640height480_schema_article

2. Ngăn rễ cây xâm nhập đường ống

Rễ cây thường mọc dài đến nơi nào nhiều nước. Khi cây cối thiếu nước, chúng sẽ tìm nguồn nước gần nhất. Ống thoát nước là điểm đích của rễ cây. Vì vậy, để ngăn rễ tấn công ống cống, hãy đổ muối xuống, bởi cây cối sợ muối. Bạn chỉ cần giữ thói quen đổ muối xuống cống để làm sạch vài lần mỗi năm, đủ để ngăn rễ cây tấn công.

3. Loại bỏ ruồi cống

Ruồi cống trú ẩn ở những nơi ẩm ướt, có nhiều thức ăn nên cống rãnh bị tắc là môi trường sống hoàn hảo của chúng. Tuy nhiên, muối sẽ ngăn ruồi làm tổ trong cống và có thể giúp tiêu diệt chúng.

4. Làm mềm nước cứng

Nước cứng chứa nhiều khoáng chất dưới dạng ion, như canxi và magiê, có thể để lại cặn bẩn khó làm sạch trong đường ống, thiết bị ống nước như máy nước nóng và thiết bị không có bình chứa, vòi nước và đồ đạc trong phòng tắm. Chỉ cần cho một ít muối xuống cống để qua đêm để làm mềm nước cứng, giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị nhà bếp và phòng tắm.

Nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-chau-rua-chen-bi-nghet

Lưu ý khi sử dụng muối vệ sinh đường thoát nước

+ Do tính ăn mòn của muối, cần cẩn trọng khi sử dụng. Nếu bạn quyết định đổ muối xuống cống, hãy luôn xả nước thật kỹ.

+ Khi sử dụng muối làm mềm nước, phải cẩn thận không để ngấm vào nguồn nước. Nồng độ muối trong nước cao có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nồng độ natri cao nguy hiểm với người huyết áp cao hoặc mắc một số bệnh liên quan đến nội tạng.

Sử dụng muối và giấm thông cống bị nghẹt

Bước 1: Trộn muối và giấm

Dùng một cái bát nhỏ, đong vào đó một cốc muối. Rót thêm một cốc giấm. Trộn đều để muối và giấm thấm vào nhau. Tiếp tục trộn cho đến khi hỗn hợp đều hoàn toàn.

Thêm 1/2 cốc nước cốt chanh và trộn đều để tăng sức mạnh thông nghẹt của hỗn hợp nhờ vào tính axít của chanh.

Nếu khối nghẹt nằm sâu trong đường ống, hoặc nếu bạn không dùng nước cốt chanh, hãy rót thêm giấm để hỗn hợp loãng và dễ di chuyển hơn.

cach-thong-cong-nghet-bang-muoi

Bước 2: Rót hỗn hợp vào ống thoát nước

Đầu tiên, tháo nắp đậy đường ống. Sau đó, rót hỗn hợp trực tiếp xuống ống. Rót đầy toàn bộ tiết diện của ống để hỗn hợp thấm vào khối nghẹt. Chờ khoảng 15 phút để khối nghẹt thấm hỗn hợp càng nhiều càng tốt. Đối với khối nghẹt cứng đầu hơn thì bạn nên chờ 30 phút.

Nếu không thể tháo lưới chặn miệng ống thì bạn rót thêm giấm để hỗn hợp loãng hơn.

Bước 3: Tưới nước sôi vào đường ống

Dùng ấm hay nồi nấu sôi 2 cốc nước. Sau đó, rót nước nóng trực tiếp xuống ống. Rót chậm để tránh bị phỏng do nước sôi bắn lên. Bạn cũng nên rót chậm để nhắm dòng nước chính xác vào giữa ống thay vì tạt vào vách xung quanh, để nước không bị mất nhiệt trước khi chảy tới khối nghẹt.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm