Nấu cơm dùng nước lạnh hay nước nóng?
Nấu cơm bằng nước lạnh là thói quen của rất nhiều người Việt. Khi dùng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước.
Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ, nên sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng. Nấu cơm bằng nước nóng cũng giúp rút ngắn quá trình nấu cơm, khiến cơm chín nhanh hơn. Ngoài ra, cũng giúp tiết kiệm được năng lượng điện tiêu hao trong quá trình nấu cơm.
Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen nấu cơm bằng nước lạnh ngay nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian trong quá trình nấu cơm, mà không đảm bảo được dinh dưỡng cho cả gia đình.
Bí quyết nấu cơm chỉ cần cho chút muối, giấm trắng và dầu ăn vào nước
Phần lớn mọi người có thói quen sau khi vo gạo xong thì cho nước lạnh hoặc nước đun sôi vào nấu luôn. Điều này khiến hạt gạo không đầy đặn và căng bóng.
Vì vậy, sau khi vo gạo xong hãy ngâm gạo vào nước khoảng 20 phút để hạt gạo hút nước, như vậy khi nấu chín, cơm chín sẽ căng mọng, trong veo. Chị em nấu cơm thường xuyên đừng quên bước này nhé!
Thêm chút giấm: Khi nấu cơm, 1500g gạo ứng với 3ml giấm. Khi nấu xong, cơm không hề có mùi giấm mà hạt cơm sẽ dẻo và có vị ngọt. Ngoài ra cơm sẽ trắng và không dễ bị thiu hay chua.
Thêm chút muối : Muối là gia vị vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình . Nó thường được dùng để nấu ăn, sơ chế, rửa rau thịt...
Một tác dụng cũng không hề thua kém khác đó chính là nấu cơm. Khi nấu cơm cho một ít muối vào sẽ khiến cơm ngon và lâu thiu hơn, thậm chí ngay cả những ngày nắng nóng, muối có thể bảo quản được cơm mà không cần phải cho vào tủ lạnh.
Thêm dầu ăn: Thêm một lượng nhỏ dầu ô-liu hay dầu mè vào gạo, sau đó nấu sẽ giúp hạt cơm được bóng bẩy, mềm dẻo, ngon hơn rất nhiều.
Đây là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên cho dầu vào sau khi nấu chín cơm sẽ làm cơm bóng dầu, mùi dầu dậy lên khiến cơm khó ăn.
Xới cơm khi chín
Lưu ý, sau khi cơm chín, rút điện ngay, mở nắp để hơi nước thoát ra ngoài rồi dùng thìa xới cơm khuấy cho cơm nở đều.
Nhiều bà nội trợ cho rằng cần đun nhỏ lửa một lúc nhưng điều này không đúng, điều đó sẽ khiến cơm bị nát, nếu đun nóng đáy nồi sẽ tạo ra cháy giòn. Cơm chín, mở nắp và xới đều để đảm bảo các hạt cơm mềm, không đóng cục.