A Bằng là một cô gái 25 tuổi đến từ Quảng Châu, Trung Quốc là một người rất dễ mập. Cô từng nặng 83kg toàn thân cô mập lên không cân đối, khuôn mặt béo phì biến dạng. Bác sĩ chẩn đoán cô bị buồng trứng đa nang nên càng quyết tâm giảm cân. Tháng 8 năm 2017, cô đến Phòng khám Quản lý Cân nặng của Bệnh viện trực thuộc số 3 Đại học Y Quảng Châu để xin hướng dẫn. Tại đây cô được hướng dẫn giảm 10kg trong vòng 3 tháng. Bác sĩ nhấn mạnh trong thời gian đầu giảm cân, cô chỉ được ăn thịt và rau, không được ăn thêm bất cứ gì khác. Đồng thời, cô cũng chưa cần phải tập thể dục quá mức. Cô ngạc nhiên với lời khuyên này nhưng vẫn làm theo. Sau 3 tháng cô giảm gần 10kg. Sau đó cô tiếp tục liệu trình và đã trở về cân nặng hợp lý.
Tại sao nên ăn nhiều thịt giúp giảm cân?
Đó là vì nguyên nhân gây béo phì không phải là thịt mà do chất béo trong bữa ăn. Nếu không ăn thịt thì giảm cân nhưng mất nước cơ bắp và nước. Giảm cân giảm béo là phải giảm hàm lượng chất béo, tiêu hao mỡ thừa. Thịt chứa nhiều protein giúp tăng cơ bắp, loại bỏ mỡ và nước thừa gây phù nề trong cơ thể. Do đó giảm cân không có nghĩa là bỏ ăn thịt mà còn cần ăn nhiều thịt hơn.
Hơn nữa giảm cân cần phải làm là bỏ đường, giảm tinh bột xuống.
Thực đơn giảm cân giúp A Bằng giảm 25kg trong vòng hơn 1 năm
Giai đoạn 1: Tháng 8-11/2017 (giảm gần 10kg)
- Cốt lõi của chế độ ăn kiêng ở giai đoạn này là "giàu protein, vừa phải chất béo và ít carbohydrate".
Bữa sáng: 2 quả trứng + đồ ăn do bệnh viện chuẩn bị.
Bữa trưa: 125-150g thịt + 150g rau + thanh dinh dưỡng.
Bữa tối: Tương tự như bữa trưa.
Bên cạnh chế độ này cô còn phải uống nhiều hơn 1.800ml nước mỗi ngày.
Giai đoạn 2: Tháng 11 - 12/2017 (giữ nguyên cân nặng)
Thời gian chuyển tiếp này kéo dài hơn 20 ngày. Ở giai đoạn này, bạn có thể ăn trái cây ít đường, giàu chất xơ như thanh long, táo... Ngoài ra, không nên ăn bất kỳ loại thực phẩm giàu tinh bột nào khác như cơm trắng, ngô, khoai. Đến cuối giai đoạn thì được bổ sung từ từ ngũ cốc thô, một ít cơm. Ở giai đoạn này, quan trọng nhất đó là giảm dần khẩu phần ăn thay thế bữa ăn tiêu chuẩn và tăng khẩu phần ăn hàng ngày như ngũ cốc thô, gạo.
Giai đoạn 3: Giảm cân chủ động (tháng 1 - cuối tháng 8/2018 - giảm 15kg)
Giai đoạn thực hiện chế độ giảm carb và tăng protein, tránh xa khoai tây chiên, bánh rán, cơm trắng, nấu đơn giản, ít dầu mỡ và ít muối.
Bữa sáng: Cháo ngũ cốc + rau củ + bánh bao hấp + thanh long.
Trưa: 160g thịt vịt + 100g rau + 80g cơm.
Thỉnh thoảng ăn nhẹ: Một quả táo/chuối/đào.
Bữa tối: Thịt + rau, không ăn đồ ăn giàu tinh bột như cơm.
Giai đoạn này cô tập thêm thể dục. Cô chủ yếu chọn đi bộ, mỗi ngày khoảng 1 tiếng.
Cô đã giảm 15kg trong khoảng tháng 1/2018 cho đến cuối tháng 8/2018. Tổng kết sau hơn 1 năm giảm cân, A Bằng giảm được hơn 25kg mà cơ thể không cảm thấy mệt hay.
Theo đó các chuyên gia khuyến cáo giảm cân không có nghĩa là cắt giảm đồ ăn để nhịn đói mà vẫn ăn nhưng theo 5 quy tắc sau:
1. Ăn nhiều thực phẩm giàu protein
Protein giúp giảm cơn đói và tăng tiêu hao calo. Để tiêu hóa được protein bạn cần nhiều thời gian hơn nên giúp bạn no lâu. Ngoài ra protein sau khi tiêu hóa sẽ tạo ra một loại peptide có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn một cách hiệu quả và giúp mọi người giảm cân.
Tuy nhiên bạn nên chọn loại protein tốt ít mỡ như: ức gà, cá, tôm, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành...
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp no lâu và giảm cơn đói. Chất xơ hút nước nở ra nên giúp bạn thấy no hơn mà không nhiều calo. Chất xơ còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể tốt hơn. Thực phẩm giàu chất xơ được khuyên dùng: rau lá xanh, nấm, đậu, tảo, trái cây, khoai tây và ngũ cốc nguyên hạt...
3. Ăn ít đồ ngọt
Dồ ngọt giúp tiêu hóa nhanh, hấp thu tốt nên không tốt cho cơ thể. Chúng làm đường máu tăng nhanh gây kích thích tiết ra một lượng lớn insulin, khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên ăn ít đồ ngọt hơn trong quá trình giảm cân.
4. Chú ý đến thứ tự các món trong bữa ăn
Bạn ưu tiên súp - rau - thịt - tinh bột có thể giúp kiểm soát lượng thức ăn ăn vào. Ăn súp trước giúp bạn no nhanh hơn, ăn chất xơ giảm hấp thu chất béo. Còn tinh bột thì nên ăn sau cùng để giảm nguy cơ tăng lượng đường đột ngột trong máu.
5. Uống đủ nước
Khi cơ thể thiếu nước, con người sẽ nhầm lẫn cảm giác đói với cảm giác khô, từ đó thèm ăn một cách vô thức. Để ngăn chặn cơn đói này, bạn nên uống nước lọc đầy đủ. Bạn cũng có thể chọn nước ép cà chua, bưởi, kiwi và các thực phẩm giàu nước, ít calo khác để bổ sung nước.