Ai cũng biết trung thực là một phẩm chất tốt đẹp và ngược lại với nói dối. Việc trẻ nói dối không chỉ hình thành một tính cách xấu, mà khi trẻ nói dối, bạn sẽ không biết được sự thật con mình đang như thế nào để có thể cùng con giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Nhiều bố mẹ tin tưởng không phát hiện ra con nói dối nên đến khi phát hiện ra thì con đã thành thần nói dối khó sửa.
Tại sao trẻ lại nói dối?
Chúng ta thường nghĩ trẻ nói dối vì chúng muốn có được thứ chúng muốn, trốn trách nhiệm. Nhưng còn có các lý do khác như trẻ có một ý tưởng mới lạ và chưa muốn cha mẹ biết nên không muốn nói sự thật. Những em bé thiếu tự tin cũng có thể nói dối để làm màu cho bản thân mình. Đôi khi trẻ nói dối vì không muốn cha mẹ lo lắng bởi chúng đang mắc chứng lo âu. Nhiều trẻ em nói dối vì tính bốc đồng, nhất là trẻ em bị chứng tăng động giảm chú ý cũng hay nói dối. Đôi khi trẻ lại tưởng tượng ra mình đã làm điều đó và nói như thật và bị cho là nói dối.
Các cấp độ nói dối ở trẻ
Cấp độ 1: Khi trẻ nói dối nhằm gây sự chú ý. Đó có thể là vì trẻ thiếu tự tin trẻ đang muốn gây sự chú ý cho người khác.
Cách xử lý của cha mẹ: Khi trẻ nói dối không gây tổn thương tới ai thì đó không phải là vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể phớt lờ và chuyển hướng con nói tới điều gì đó tích cực hơn
Nói dối cấp độ 2: Con nói cường điệu lên một câu chuyện nào đó thì thuộc cấp độ nói dối thứ 2
Cách xử lý của cha mẹ: Hãy nói với con rằng chuyện đó có vẻ như hoang đường không có thật, con hãy kể lại cho cha mẹ xem chuyện gì đã thực sự xảy ra.
Nói dối cấp độ 3: Trẻ nói dối về việc làm bài tập, về nơi chúng đã tới. Đây là kiểu nói dối gây hậu quả
Xử lý của cha mẹ: Khi phát hiện ra con nói dối bạn hãy để con phải khắc phục hậu quả. Nếu con nói dối không có bài tập về nhà, khi phát hiện ra bạn đề nghị trẻ phải làm tất cả số bài tập đó.
Nếu trẻ đánh một bạn khác thì cha mẹ yêu cầu con phải xin lỗi bạn. Trong cấp độ nói dối thứ 3 này bạn cần giải thích cho con về hậu quả của việc nói dối và cho con chịu trách nhiệm với lời nói dối đó.
Cha mẹ cần tránh những điều sau khi xử lý con nói dối:
Đôi khi bạn cần phải nói thẳng với con rằng mẹ biết con đang không làm bài tập, hãy giải thích cho mẹ vì sao. Tuy nhiên bạn đừng vội quy kết ngay từ nói dối vì chúng có thể trở thành vết thương lớn với con thành tội lỗi mặc cảm lâu dài.
Để hướng dẫn con quay về với nói thật bạn không nên nhắc tới từ nói dối và không nên phê bình chỉ trích thậm tệ vì con sẽ sợ hãi và sẽ luẩn quẩn tìm cách trốn tránh tiếp theo. Ngoài ra, lời phê bình quá gay gắt khiến trẻ cảm thấy tồi tệ về bản thân và có thể hình thành thói quen nói dối.
Cha mẹ cũng cần kiên nhẫn tìm hiểu lý do khiến con nói dối để xử lý, đừng vội quy kết và tỏ ra thất vọng.
Hãy khuyến khích sự trung thực và khen ngợi con mỗi lần co trung thực. Khi con mắc lỗi thay vì chỉ trích hãy lắng nghe con giải thích và cùng con tìm hướng giải quyết.